Friday, March 26, 2010

Thông Báo số 24 của Đảng Vì Dân v/v: Báo chí CSVN cáo buộc Đảng Vì Dân chủ trương đấu tranh bạo động



Thông Báo số 24 của Đảng Vì Dân
v/v: Báo chí CSVN cáo buộc Đảng Vì Dân chủ trương đấu tranh bạo động


Vào ngày 18/3/2010, ấn bản An Ninh Thế Giới của báo Công An Nhân Dân CSVN phổ biến một bài viết với tựa đề: Sự thật về Nguyễn Công Bằng và tổ chức phản động “đảng vì dân”. Đến ngày 23/3/2010, tờ An Ninh Thế Giới tiếp tục phổ biến một bài viết khác với tựa đề: Âm mưu thâm độc của Nguyễn Công Bằng và “đảng vì dân”. Nhiều tờ báo khác ở trong nước đã đồng loạt đăng lại nguyên văn hai bài báo này. Cùng lúc đó, tờ Quân đội Nhân dân đưa lên bài viết có tựa đề: “Hành trình chống phá đất nước của Lê Chí Thức”

Tựu trung, nội dung của ba bài báo đều nhằm mục đích triệt hạ uy tín của Đảng Vì Dân (*1), và cáo buộc đưa người “qua Campuchia, Thái Lan huấn luyện, rồi mua sắm vũ khí, chất nổ, tung về nước tiến hành khủng bố." với “bằng chứng” là "phát hiện trong hành lý của Dương Âu… một số tài liệu liệt kê các quân, binh chủng, vũ khí, khí tài của Lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam..." (*2)

Trước sự kiện này, nhiều đồng bào đã liên lạc thăm hỏi và đề nghị VPLL/Đảng Vì Dân phải có sự lên tiếng nhanh chóng, rõ ràng về những lời mạ lỵ, cáo buộc nặng nề trong các bài báo.

Tuy nhiên, do đến nay cuộc điều tra của CSVN về 4 người bị bắt là các anh Phùng Quang Quyền, Trương văn Kim, Dương Âu và chị Trương Thị Tám vẫn còn đang tiếp diễn, Đảng Vì Dân tạm thời không thể trình bày chi tiết về nội vụ, để tránh những diễn biến xấu cho những người đang bị giam giữ.

Chúng tôi chân thành cảm ơn sự quan tâm, thương yêu của đồng bào và hứa sẽ tổ chức một buổi họp báo để làm sáng tỏ nội vụ ở một thời điểm thuận tiện.
Chúng tôi sẽ trả lời thắc mắc được nêu lên nhiều nhất là: Đảng Vì Dân chủ trương đối thoại với CSVN để tìm một giải pháp chính trị thích hợp cho đất nước, hay đã bí mật chuẩn bị đấu tranh bằng vũ lực để thúc đẩy nhanh chóng tiến trình dân chủ hóa Việt Nam?

Chúng tôi đồng thời sẽ trả lời với các cơ quan truyền thông báo chí, các đoàn thể bạn và đồng bào về tất cả vấn đề thắc mắc có liên quan đến chủ trương, hoạt động của Đảng Vì Dân, cũng như tiểu sử và quá trình hoạt động của một số anh chị em đại diện tổ chức.

Mọi thắc mắc, đề nghị xin vui lòng gửi về địa chỉ email: lienlac@hoamai.net hoặc để lại lời nhắn ở số điện thoại: 1-713-849-0636.
Địa chỉ mạng để xem các cập nhật liên quan đến Thông Báo này là: www.dangvidan.net.

Kính chào đoàn kết và quyết thắng!
Ngày 25 tháng 03 năm 2010

TM. VPLL. Đảng Vì Dân
Nguyễn Công Bằng
TTK/ĐVDVN


THAM KHẢO:
(1) Sự thật về Nguyễn Công Bằng và tổ chức phản động “đảng vì dân”
Xem dạng Acrobat PDF | Google bài này
(2) Âm mưu thâm độc của Nguyễn Công Bằng và “đảng vì dân”
Xem dạng Acrobat PDF | Google bài này
Bài Hành trình chống phá đất nước của Lê Chí Thức:
Xem dạng Acrobat PDF | Google bài này

Saturday, March 20, 2010

BẢN LÊN TIẾNG v/v Lm Nguyễn Văn Lý Vừa Ra Khỏi Tù

BẢN LÊN TIẾNG
v/v Lm Nguyễn Văn Lý Vừa Ra Khỏi Tù
 
 
 
Ngày 15-3-2010, Lm Nguyễn Văn Lý đã từ trại tù Ba Sao về Huế, do quyết định của nhà cầm quyền Hà Nội  tạm ngưng án tù của ngài trong thời hạn một năm để tự lo chữa bệnh.
 
Ba năm trước, ngày 30-3-2007, Lm Lý đã bị kết án 8 năm tù và 5 năm quản chế về tội “tuyên truyền chống nhà nước”. Đó là một bản án phi lý và bất công, vì Lm Lý chỉ đấu tranh bất bạo động đòi nhân quyền và dân chủ, và chính vì thế, tổ chức Ân Xá Quốc Tế đã vinh danh Ngài là một tù nhân lương tâm.
 
Trong thời gian ở tù lần nầy, Lm Lý đã ba lần bị tai biến mạch máu, sức khỏe ngày càng bị suy giảm một cách dáng lo ngai.
 
Nhân danh một số tổ chức người Việt Nam hải ngoại, chúng tôi nhận thấy rằng việc nhà cầm quyền Hà Nội tạm thời đưa Lm Lý ra khỏi trại tù để chữa bệnh là một việc làm đáng khích lệ, nhưng chưa đủ. Chúng tôi đòi hỏi Việt Nam:
 
1. Trả tự do hoàn toàn và vô điều kiện cho Lm Nguyễn Văn Lý.
2. Trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho tất cả các tù nhân lương tâm hiện đang bị cầm tù hay quản chế;
3. Tôn trọng tất cả các nhân quyền căn bản của người dân, trong đó có quyền tư do tôn giáo, tự do báo chí, tự do nghiệp đoàn và tự do sinh hoạt chính trị theo đúng Công Ước Quốc Tế về Những Quyền Dân Sự và Chính Tri mà Việt Nam đã ký kết từ năm 1982.
 
Nhân dịp nầy, chúng tôi cũng thỉnh cầu:
 
1. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào lại danh sách những quốc gia đáng
quan tâm vì đàn áp tôn giáo (countries of particular concern);
2. Thượng Viện Hoa Kỳ sớm cứu xét và thông qua Dự Luật Nhân Quyền S. 1159
Cho Việt Nam Do Thượng Nghị Sĩ Barbara Boxer tái đê nạp từ năm 2009.
 
 
Ngày 17 tháng 3 năm 2010
Các tổ chức dưới đây cùng ký tên:
 
- Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hoa Kỳ và 42 Cộng đồng Thành Viên, Nguyễn Văn
       Tánh, Chủ Tịch
- Đảng Dân Chủ Nhân Dân, Đỗ Thành Công, Đại Diện
- Đảng Việt Tân, Đỗ Hoàng Điềm, Chủ tịch
- Khối 8406, Nguyễn Chính kết, Đại Diện tại Hải Ngoại
- Liên Minh Dân Chủ Việt Nam, Nguyễn Quốc Nam, Phó Chủ Tịch
- Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam, Nguyễn Bá Tùng, Trưởng Ban Phối Hợp
- Nghị-hội Toàn-quốc Người Việt tại Hoa-kỳ, Nguyễn Ngọc Bích, Chủ Tịch
- Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại, Đỗ Như Điện, Điều Hợp Viên
- Tổ Chức Dân Chủ Việt Nam, Nguyễn Thanh Trang, Chủ Tịch
- Tổ Chức Phục Hưng Việt Nam, Trần Quốc Bảo, Chủ Tịch
- Tổ Chức Quốc Tế Yểm Trợ Cao Trào Nhân Bản, Nguyễn Quốc Quân, Chủ tịch
- Trung Tâm Việt Nam về Nhân Quyền, Trần Thanh Hiệp, Chủ Tịch
- Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động, Trần Ngọc Thành, Chủ Tịch
- Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo cho Việt Nam, Ngô Thị Hiền, Chủ Tịch
- Viện Quốc Tế Vì Việt Nam, Đoàn Viết Họat, Chủ Tịch
- Việt Nam Quốc Dân Đảng, Trần Tử Thanh, Chủ tịch Hội Đồng Điều  Hợp Các Cơ Sở
       VNQDĐ tại Hải Ngoại.
 
 

Thursday, March 18, 2010

Thông Báo Thời Cuộc

Ủy Ban Quốc Gia Yểm Trợ Dân Chủ

Thông Báo Thời Cuộc


Trong phiên họp hàng tuần, Thường Vụ Ủy Ban Quốc Gia Yểm Trợ Dân Chủ đã thảo luận về việc công an nước CHXHCNVN đưa linh mục Nguyễn Văn Lý từ trại giam ở Hà Nam về Tòa Giám Mục Huế và tuyên bố cho tạm hoãn thi hành án để chữa bệnh. Nhân dịp này Thường Vụ UBQGYTDC có những nhận định sau đây.

1. Bản án tù của tòa án nước CHXHCNVN đối với linh mục Nguyễn Văn Lý cần phải đình chỉ thi hành vì nó vi phạm Hiến Pháp nước CHXHCNVN và coi thường luât pháp quốc tế cũng như những công ước về nhân quyền mà nhà nước CHXHCNVN đã phê chuẩn.

2. Nhà nước CHXHCNVN phải ngưng ngay việc thi hành những đạo luât vi hiến và đi ngược lại những cam kết quốc tế về nhân quyền. Công An nước CHXHCNVN phải chấm dứt ngay việc đàn áp, bắt bớ, tù đầy những ngươi bất đồng chánh kiến, những nhà lãnh đạo các giáo hội độc lâp, và dân oan.

3. Nhà nước CHXHCNVN phải thả tức khắc và vô điều kiện những người bất đồng chánh kiến cũng như những tù nhân chánh trị, tôn giáo và lương tâm đang bị giam giữ.

4. Quốc hội nước CHXHCNVN phải ban hành các đạo lụật ấn định và giới hạn quyền và sự họat động của đảng CSVN, tách đảng CS ra khỏi mọi quyền lực và cơ cấu nhà nước, đồng thời bảo đảm quyền của người dân được lập hội, biểu tình, phát biểu ý kiến, ra báo, một cách thật sự tự do và độc lập với nhà nước và đảng CS.

Ủy Ban Quốc Gia Yểm Trợ Dân Chủ tại Việt Nam luôn sẵn sàng sát cánh cùng đồng bào và các nhà bât đồng chánh kiến trong công cuộc vận động dân chủ hóa Việt Nam.


Việt Nam, ngày 17 tháng 3 năm 2010

Thường Vụ UBQGYTDC

Huỳnh Kim Sĩ (Dân Xã Đảng)
Thái Việt (Đai Việt Duy Dân)
Lý Dũng (Đai Viêt Quốc Xã)
Nguyễn Chinh Nguyên (Nhân Xã Đảng)
Nguyễn Việt Tự Do (Việt Nam Quốc Dân Đảng)

Monday, March 15, 2010

LINH MỤC NGUYỄN VĂN LÝ ĐÃ "ĐƯỢC" "TẠM ĐÌNH CHỈ CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ"

Bản tin ngày 15-03-2010











VOA Phỏng Vấn LM Nguyễn văn Lý

LM Lý: 'Tù đày là cái giá phải trả của những người đấu tranh chân chính'
Linh mục bất đồng chính kiến Nguyễn Văn Lý được đình hoãn thi hành án trong 1 năm vì lý do sức khỏe. Ông đã ra khỏi trại giam Ba Sao thuộc tỉnh Hà Nam và được nhân viên công lực đưa về Tòa Giám mục Huế vào lúc 5 giờ chiều ngày thứ hai, 15/3/2010.

Trà Mi - VOA | Washington, DC Thứ Hai, 15 tháng 3 2010


Linh mục Nguyễn Văn Lý tại tòa án tỉnh Thừa Thiên Huế, 30/3/2007. Ông bị kết án 8 năm tù giam vì tội tuyên truyền chống phá chính phủ cộng sản Việt Nam

Tối cùng ngày, trong cuộc phỏng vấn với Trà Mi của Ban Việt Ngữ đài VOA, từ Tòa Giám mục Huế, linh mục Lý phát biểu:

Linh mục Nguyễn Văn Lý: Trước hết, tôi xin cảm ơn các quý vị đã luôn theo dõi, thông hiệp cầu nguyện, giúp đỡ chúng tôi rất nhiều trong những năm tháng qua. Xin nói ngay là không phải tôi được trả tự do, mà là tạm đình chỉ thi hành án để chữa bệnh.

VOA: Thời gian tạm đình chỉ này trong bao lâu, thưa ông?

Linh mục Nguyễn Văn Lý: Lệnh đình chỉ cứ mỗi đợt 12 tháng. Đây là đợt đầu tiên. Sau khi tôi hết án, tôi vẫn bị quản chế 5 năm. Còn bây giờ, trong thời gian điều trị bệnh theo yêu cầu của gia đình thì cũng bị quản chế như thế.

VOA: Trong 1 năm tạm đình chỉ án để chữa bệnh, linh mục sẽ ở Tòa Giám mục Huế?

Linh mục Nguyễn Văn Lý: Trước mắt tôi đang ở Tòa Giám mục Huế, tại khu hưu dưỡng mà trước đó tôi cũng ở đây mấy năm rồi. Những lần bị quản chế tôi đều ở khu này. Có thể nếu gia đình muốn đưa đi điều trị ở đâu đó thì cũng sẽ chịu sự quản lý của chính quyền địa phương đó.

VOA: Với lệnh tạm đình chỉ thi hành án, linh mục có ký một giấy cam kết nào với phía chính quyền không?

Linh mục Nguyễn Văn Lý: Không, tôi không nhận bản án. Tôi cũng không coi mình là phạm nhân, mà luôn coi mình là tù nhân lương tâm. Vì gia đình đề nghị như thế, theo sự gợi ý của họ, nên tôi cũng hướng theo gia đình, về cho gia đình điều trị, chứ không buộc phải ký một giấy tờ gì cả. Tôi chỉ ký một giấy biên bản thông báo về lệnh tạm đình chỉ. Trong biên bản, tôi cũng ký là một tù nhân lương tâm, chứ tôi không nhận mình là một phạm nhân.

VOA: Thưa linh mục, hiện giờ tình trạng sức khỏe của ông như thế nào?

Linh mục Nguyễn Văn Lý: Tôi bị liệt chân phải, chưa đi đứng bình thường. Còn riêng tay phải đã phục hồi được trên 50%.

VOA: Trong suốt thời gian bị giam, ông được chăm sóc sức khỏe như thế nào trong tù?

Linh mục Nguyễn Văn Lý: Hơn 2 năm đầu, tôi là một người bình thường ở một khu biệt giam, một mình trong một khu đất khoảng 400 mét vuông. Ở đó có nhiều phòng giam nhưng chỉ giam một mình tôi thôi. Phòng này tôi đã ở nhiều lần trước rồi. Khi họ giam tôi ở đó thì họ đưa tất cả tù nhân khác ra khỏi. Tôi ở biệt lập như vậy. Những người ở gần tôi cũng phải cách mấy chục mét và cách mấy bức tường. Cách đây hơn nửa năm, tôi bắt đầu bị tai biến mạch máu não. Hai lần đầu tôi vẫn ở một mình. Họ cho uống thuốc giảm áp, cùng các thuốc thông thường của người bị cao huyết áp. Đến lần thứ ba tôi bị tai biến vào tháng 11 năm ngoái. Khi đó, họ đưa tôi lên bệnh viện 198 của Bộ Công an ở Hà Nội điều trị. Tại đó, lúc đầu công an phải giúp đỡ tôi. Sau đó ít ngày, họ nhắn gia đình tôi ra. Một tháng sau, họ đưa tôi về lại trại. Lúc bấy giờ, họ cho một tù nhân người dân tộc Tày ở chung để giúp đỡ tôi trong các sinh hoạt hằng ngày. Cách đây hơn một tháng, họ có cho thêm 2 người nữa giúp đỡ tôi thêm.

VOA: Trong thời gian ông bị giam, điều kiện sinh hoạt trong trại như thế nào? Ông có được đọc kinh Thánh và có được tiếp cận thông tin bên ngoài qua báo đài?

Linh mục Nguyễn Văn Lý: Buồng giam của tôi sạch sẽ, cũng có các điều kiện vệ sinh bình thường. Lúc này, tiêu chuẩn về ăn uống của tù nhân ở Việt Nam tương đối no đủ hơn trước đây nhiều. Về tinh thần, hằng ngày tôi được đọc báo Nhân dân. Gia đình được phép gửi vào cho tôi báo Pháp luật. Chỉ thế thôi. Cách đây hơn 1 năm, tôi bắt đầu được nhận sách kinh.

VOA: Ông bắt đầu được đọc kinh Thánh chỉ cách đây một năm. Ông có biết nguyên nhân của sự thay đổi này không?

Linh mục Nguyễn Văn Lý: Vì lúc đó, Việt Nam và Vatican lập một tổ hỗn hợp xúc tiến việc quan hệ ngoại giao đôi bên. Không biết phải sự trùng hợp không nhưng trong trại giam vào dịp đó thì người ta trả sách kinh Thánh cho tôi.

VOA: Trong thời gian bị giam giữ, có các phái đoàn nước ngoài đến thăm ông trong trại giam không?

Linh mục Nguyễn Văn Lý: Có 3 lần khách quốc tế thăm. Lần thứ nhất là ông đại sứ Mỹ tại Hà Nội, cách đây khoảng 2 năm rồi. Lần thứ hai là phái đoàn của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ, gồm 6 người, cách đây khoảng 1 năm. Lần thứ ba cách đây gần một năm thì ông đại sứ Mỹ thăm tôi lần thứ hai.

VOA: Nội dung các cuộc gặp đó như thế nào?

Linh mục Nguyễn Văn Lý: Họ muốn hỏi thăm tình hình của mình. Ngoài các câu hỏi của họ, phần tôi, tôi muốn trình bày vấn đề gì thì vẫn có thể trình bày.

VOA: Trong những lần gặp đó, ông đã trình bày những điều gì, thưa ông?

Linh mục Nguyễn Văn Lý: Hai lần đầu tôi xác định cho họ rõ tôi không phải là phạm nhân mà là một tù nhân lương tâm, và tôi coi bản án đó là thiếu văn minh, trái với các công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký. Lần sau này, tôi đề cập đến các vấn đề hòa bình và thăng tiến trên thế giới.

VOA: Trong lúc ông bị giam, thưa linh mục, ông có được biết dư luận bên ngoài về bản án của ông như thế nào không?

Linh mục Nguyễn Văn Lý: Tôi đoán một phần nào thôi chứ thật sự không được thông tin đầy đủ.

VOA: Cách đây hơn 2 năm sau phiên tòa của linh mục, có một điều gây xôn xao dư luận là bức ảnh chụp cảnh ông bị bịt miệng trước vành móng ngựa. Tấm ảnh này đã trở thành một trong những tấm ảnh đáng chú ý nhất khi nói về nhân quyền của Việt Nam. Trả lời về tấm ảnh này, phía nhà nước Việt Nam nói rằng do trong lúc phiên xử diễn ra, ông đã có những thái độ và hành động không đúng. Một lời bình luận về bức ảnh đó, với tư cách là nhân vật chính của bức ảnh, ông sẽ nói gì, thưa ông?

Linh mục Nguyễn Văn Lý: Trước tòa, tôi đã có sẵn các câu để phát biểu, cũng có những lời để chứng minh rằng ở Việt Nam hiện nay tự do dân chủ, nhất là tự do ngôn luận, không bằng thời Các-Mác ở London, không bằng thời của nhóm Nguyễn Ái Quốc tức Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Tất Thành ở Paris cách đây gần 100 năm, không bằng thời cụ Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Thế Truyền ra báo Tiếng dân và Tiếng Chuông rè ở ngay tại Việt Nam trong thời Pháp thuộc. Nhưng tôi biết rằng không thể nói được. Cho nên tôi phải chọn một thái độ là đọc thơ. Thì hành động bịt miệng đó đã nói lên nhiều hơn những điều mà mình định nói. Tôi chỉ đọc đi đọc lại 4 câu thơ thôi, chứ không làm gì bạo lực cả. Tất cả những ai chứng kiến phiên tòa đều biết rằng tôi chỉ đọc thơ chứ có làm gì đâu. Họ nói tôi xô ngã hai công an. Đó là vu khống chứ lúc đó tôi đã tuyệt thực qua ngày thứ 8 rồi làm sao đủ sức xô ngã hai công an? Người ta đã bịt miệng tôi 4 lần tất cả.

VOA: Trong thời gian 1 năm tới đây ông được đình hoãn thi hành án. Ngay từ lúc này, ngày đầu tiên bước ra khỏi nhà tù, ông có cảm nghĩ như thế nào?

Linh mục Nguyễn Văn Lý: Trước mắt, tôi cần phải điều trị bệnh vì bệnh tôi thật sự là nặng, vì có một khối u trong não. Trong trại giam họ không dám điều trị mà để cho Giáo hội và gia đình điều trị đây. Tôi ở trong trại giam mới ra, giống như một người trong hang mới ra, chỉ biết rằng rất nhiều người quan tâm, đồng tình ủng hộ mình, nhưng chính mình chưa biết làm thế nào cho thích hợp vì tôi mới về vài tiếng đồng hồ.

VOA: Tình trạng sức khỏe của ông hiện giờ cộng với những tháng ngày giam giữ liệu những điều này có ảnh hưởng đến ý chí và lý tưởng mà ông theo đuổi?

Linh mục Nguyễn Văn Lý: Đã chọn con đường tù đày để làm việc thì càng ở tù tôi càng tỉnh táo và khôn ngoan hơn thôi. Những người đấu tranh bất bạo động thì càng ở tù thì càng mạnh hơn. Đối phương càng bắt bớ càng yếu hơn. Chuyện tù đày là cái giá phải trả của những người đấu tranh chân chính.

VOA: Xin chân thành cảm ơn linh mục đã dành thời gian cho cuộc trao đổi này.

Linh mục Nguyễn Văn Lý: Tôi xin cảm ơn nhiều

HS.TS.VN tại Hà Nội — phóng sự bằng hình

http://www.viettan.org/spip.php?article9640

Ngày 14 tháng 3 năm 2010 đảng Việt Tân đã ra Thông Cáo Báo Chí nguyên văn như sau:

Thông Cáo Báo Chí

Tại Hà Nội đảng viên Việt Tân tiếp nối các hành động tuyên nhận chủ quyền Việt Nam
Trước tình trạng hàng loạt các tiếng nói yêu nước bị nhà cầm quyền CSVN bịt miệng bằng tù ngục, sáng ngày 14/3/2010, một số đảng viên Việt Tân đã có mặt tại khu Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội để tiếp nối các hành động tuyên nhận chủ quyền Việt Nam.

Trước cổng đền Ngọc Sơn, các đảng viên Việt Tân đã công khai phân phát đến đồng bào các tặng phẩm bao gồm áo thun và mũ mang giòng chữ HS.TS.VN. Đây chính là câu khẩu hiệu “Hoàng Sa Trường Sa Việt Nam” đã được thanh niên sinh viên Việt Nam hô vang trong các cuộc biểu tình trước sứ quán và lãnh sự quán Trung Quốc vào tháng 12/2007; và cũng là một trong những dòng chữ đã được các nhà yêu nước Hải Phòng treo trên 2 cầu vượt vào tháng 8/2008.



Qua việc làm này, các đảng viên Việt Tân ước mong được cùng với dân tộc
• Tuyên bố: Chủ quyền đất nước là điều tối hệ trọng đối với dân tộc Việt Nam và không thể đem ra trao đổi dù dưới bất kỳ hình thức nào.
• Khẳng định: Yêu nước và bày tỏ lòng yêu nước là quyền của mỗi người Việt Nam. Báo động về hiểm họa mất dần từng phần đất, biển, đảo, rừng là bổn phận khẩn cấp của tất cả mọi người Việt Nam.
• Công khai bày tỏ: Lòng biết ơn sâu xa đối với tất cả các chiến sĩ Việt Nam đã hy sinh bảo vệ chủ quyền đất nước tại Hoàng Sa năm 1974, dọc theo biên giới phía Bắc từ năm 1979, và các chiến sĩ đã bỏ mình trong trận chiến ngày 14/3/1988 chống hải quân Trung Quốc để bảo vệ Trường Sa.



Quyền tự do bày tỏ ý kiến một cách ôn hoà là một trong những quyền căn bản của con người. Không một chính quyền nào có thể ngăn cấm. Hơn thế nữa, những hành động bày tỏ lòng yêu nước lại càng phải được tôn trọng và xiển dương. Không một nhà cầm quyền bình thường và chân chính nào trên thế giới hiện nay lại muốn trấn áp lòng yêu nước và ý chí bảo vệ quốc gia của toàn dân. Đảng Việt Tân sẽ tiếp tục tiến hành các hình thức đấu tranh bất bạo động để đóng góp phần mình trong bổn phận bảo vệ quyền tự do của người dân và bảo vệ chủ quyền đất nước.

Dân tộc Việt Nam sẽ vượt qua mọi trở lực để giữ gìn từng tấc đất quê hương trải hơn 4000 năm hy sinh của cha ông để lại.

Ngày 14 tháng 3 năm 2010
Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng
Mọi chi tiết xin liên lạc: Hoàng Tứ Duy: +1 (202) 470-0845

Saturday, March 13, 2010

Vietnam: USCIRF Condemns Intimidation of Le Thi Cong Nhan and Urges Obama Administration to Name Vietnam a CPC

FOR IMMEDIATE RELEASE
March 12, 2010

Vietnam: USCIRF Condemns Intimidation of Le Thi Cong Nhan and Urges Obama Administration to Name Vietnam a CPC


WASHINGTON D.C. – Vietnam continues to backslide on human rights and religious freedom with the detention Wednesday of Le Thi Cong Nhan for giving interviews to international media, said the U.S. Commission on International Religious Freedom (USCIRF) today.

Le Thi Cong Nhan, a prominent human rights and religious freedom dissident, was released from prison Saturday, two months shy of completing a three-year sentence for “anti-government activity.” But she was detained again at a Hanoi police station Wednesday for telling reporters that her time in prison confirmed her “faith” in the peaceful “struggle for human rights and democracy in Vietnam.”

“USCIRF condemns the outrageous police harassment and detention of Le Thi Cong Nhan in the strongest possible terms. She represents the best of Vietnam’s future and not a threat to its government. The international community should act to make sure she does not exchange one prison for another,” said Leonard Leo, USCIRF Chair. “USCIRF also calls for the unconditional release of Le Thi Cong Nhan and other peaceful human rights and religious freedom advocates, including Father Nguyen Van Ly and Nguyen Van Dai. We urge the U.S. Ambassador to Vietnam to echo this call and to meet with Le Thi Cong Nhan.”

Le Thi Cong Nhan was imprisoned in 2007 at the same time as fellow dissidents Nguyen Van Dai and Fr. Nguyen Van Ly. During USCIRF visits to Vietnam in 2007 and 2009, the Vietnamese government granted USCIRF delegations unusual access to all three prisoners. All expressed a firm commitment to the peaceful advancement of religious freedom and the rule of law in Vietnam, saying that such action was essential to the future of Vietnam and better U.S.-Vietnam relations.

USCIRF has lobbied the Vietnamese government for the release of these prisoners and others detained or harassed for religious activity or religious freedom advocacy, including seeking the humanitarian release of Father Ly who suffered a debilitating stroke in October 2009. He remains in solitary confinement.

“USCIRF has given the Obama Administration and the U.S. Congress compelling evidence of severe and ongoing religious freedom violations in Vietnam, warranting its re-designation as a Country of Particular Concern (CPC),” said Mr. Leo.

The CPC designation would mark Vietnam as one of the world’s most egregious violators of religious freedom.

During a House Foreign Relations Committee hearing last week, Assistant Secretary Kurt Campbell acknowledged that Vietnam was “backsliding” on human rights and religious freedom issues. Mr. Campbell is touring Southeast Asia at this moment, but Vietnam is not his itinerary.

“The human rights record of the government of Vietnam remained problematic,” said the State Department’s 2009 Human Rights Report, which was released yesterday. “The government increased its suppression of dissent, arresting and convicting several political activists. … The government utilized or tolerated the use of force to resolve disputes with a Buddhist order in Lam Dong and Catholic groups with unresolved property claims. Workers were not free to organize independent unions, and independent labor activists faced arrest and harassment.”

USCIRF has also urged passage of the Vietnam Human Rights Act in Congress believing that this measure will bring tangible improvements for the Vietnamese people and reaffirm America’s commitment to the promotion of human rights and democratic values abroad.

“Public statements of concern are no longer enough; we believe the Obama Administration should take concerted action to encourage specific improvements,” said Mr. Leo. “When used in the past, the CPC designation did not hinder progress on other bilateral interests, but led to tangible improvements on a number of critical human rights concerns. U.S. policy and diplomacy must be clear champions for both universal rights and increased trade, and should send a clear signal that these interests cannot proceed separately.”

USCIRF is an independent, bipartisan U.S. federal government commission. USCIRF Commissioners are appointed by the President and the leadership of both political parties in the Senate and the House of Representatives. USCIRF’s principal responsibilities are to review the facts and circumstances of violations of religious freedom internationally and to make policy recommendations to the President, the Secretary of State and Congress.

To interview a USCIRF Commissioner, contact Tom Carter, Communications Director at tcarter@uscirf.gov, or (202) 523-3257.

The U.S. Commission on International Religious Freedom was created by the International Religious Freedom Act of 1998 to monitor the status of freedom of thought, conscience, and religion or belief abroad, as defined in the Universal Declaration of Human Rights and related international instruments, and to give independent policy recommendations to the President, Secretary of State, and Congress.
Visit our Web site at www.uscirf.gov

Leonard A. Leo, Chair • Michael Cromartie, Vice Chair • Elizabeth H. Prodromou, Vice Chair
Don Argue • Imam Talal Y. Eid • Felice D. Gaer • Richard D. Land
Nina Shea • Jackie Wolcott, Executive Director

800 NORTH CAPITOL STREET, NW SUITE 790 | WASHINGTON, DC 20002 | 202-523-3240 | 202-523-5020 (FAX)

Thursday, March 11, 2010

ỦY BAN QUỐC GIA YỂM TRỢ DÂN CHỦ -- THÔNG BÁO THỜI CUỘC

ỦY BAN QUỐC GIA YỂM TRỢ DÂN CHỦ

THÔNG BÁO THỜI CUỘC


Trong một phiên họp bất thường, Ủy Ban Quốc Gia Yểm Trợ Dân Chủ (UBQGYTDC), sau khi thảo luận về các vấn đề thời sự liên quan đến đất nước và về cuộc đấu tranh dân chủ hiện nay, đã đưa ra những quan điểm sau đây:

1/ Nhân việc nữ luật sư Lê Thị Công Nhân tuy được ra khỏi nhà tù nhưng vẫn tiếp tục bị quản chế ba năm nữa, UBQGYTDC đòi hỏi nhà cầm quyền CHXHCNVN phải chấm dứt ngay tất cả các hình thức giam lỏng những người bất đồng chính kiến dưới mọi hình thức --quản lý hành chánh, quản chế địa phương, chỉ định cư trú, canh giữ và theo dõi thường trực. Đây là những hành vi thiếu tinh thần dân chủ và kém văn hóa của người cầm quyền. Mọi qui định và hành xử mang tính chất bạo quyền không thể chấp nhận được trong thời đại văn minh toàn cầu hiện nay.

2/ Việc nhà cầm quyền hiện nay tiếp tục bắt giữ và xét xử những người chống bành trướng Trung quốc, bất đồng chính kiến và bất tuân dân sự, ôn hòa bất bạo động, với các tội danh “tuyên truyền chống chế độ”, “âm mưu lật đổ chính quyền”, “vi phạm an ninh quốc gia”, “khủng bố”…là hoàn toàn lỗi thời trước sức phát triển của xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước, và hoàn toàn sai trái, vi phạm các công pháp quốc tế về quyền con người. Chính sách bạo hành đối với nhân dân này cần phải chấm dứt để toàn dân sớm được hưởng một cuộc sống văn minh và tự do, nhân phẩm được tôn trọng, xứng đáng với lịch sử, văn hóa và vị thế chính trị của Việt Nam trong khu vực và trên toàn thế giới.

3/ Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ nội dung bản Tuyên Bố của các tổ chức chính trị-xã hội hải ngọai ngày 6 tháng 3 vừa qua nhân dịp LS Lê Thị Công Nhân được trả tự do. Chúng tôi cũng đặc biệt phấn khởi và hoan nghênh việc một số chính đảng phối hợp hành động và phổ biến rộng rãi ở trong nước Lời Kêu Gọi Ngàn Năm Thăng Long trong dịp Tết Canh Dần vừa qua. Đây là một hành động đầy dũng cảm và có ý nghĩa trước hiểm họa bành trướng của Bắc Kinh và sự hèn yếu của nhà cầm quyền độc tài đảng trị Hà Nội. Chúng tôi nhiệt liệt hưởng ứng những lời kêu gọi vì dân tộc và dân chủ của Ủy Ban Phối Hợp Hành Động Vì Dân Chủ. Chúng tôi khẩn thiết kêu gọi mọi thành phần dân chúng, và nhất là các chính đảng quốc gia-dân chủ, hãy tích cực dấn thân hành động ôn hòa bất bạo động đòi dân chủ để có thể bảo vệ vững chắc được tổ quốc và dân tộc. Chỉ có một chính quyền dân chủ mới phục vụ được nhân dân và bảo vệ được đất nước.

Ủy Ban Quốc Gia Yểm Trơ Dân Chủ, gồm đảng viên một số chính đảng quốc gia không chấp nhận chế độ cộng sản, nguyện luôn luôn sát cánh với mọi tầng lớp dân chúng và các chiến sĩ đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền và bảo vệ tổ quốc ở trong cũng như ngoài nước.

Việt Nam, ngày 11 tháng 3 năm 2010

Huỳnh Kim Sĩ (Dân Xã Đảng)
Thái Việt (Đại Việt Duy Dân)
Lý Dũng (Đại Việt Quốc Xã)
Nguyễn Chinh Nguyên (Nhân Xã Đảng)
Nguyễn Viết Tự Do (Việt Nam Quốc Dân Đảng)

Saturday, March 6, 2010

Hình Ảnh Ngày Trở Về Của Luật Sư Lê Thị Công Nhân

Hình Ảnh Ngày Trở Về Của Luật Sư Lê Thị Công Nhân
Lê Thị Kim Thu thực hiện

http://www.vietnamexodus.org/vne0508/modules.php?name=News&file=article&sid=4430


Ảnh lúc 6 giờ 30 sáng giờ VN Bà Trần Thị Lệ Thân Mẫu của LS Lê Thị Công Nhân tay xách giỏ, bắt đầu vào hỏi thăm công an về thủ tục đón LTCN.
Chú ý : Cột tường ở của trại có ô vuông màu trắng ngay cổng là bản mới dán Cấm quay phin chụp ảnh


Từ trái đếm sang là hai bó hoa của chị Hồ Thị Bích Khương đã gửi cho bà Lệ Tặng Lê Thị Công Nhân trước cổng trại giam số 5 - Thị Trấn Thống Nhất - Yên Định - Thanh Hoá.



Ảnh LTCN vừa bước vào nhà ôm cháu trai con của chị gái Lệ Minh ( đang khóc )



Ảnh LTCN ôm hai bó hoa của chị Hồ Thị Bích Khương tặng,có một bó hoa của Linh Mục Phan Văn Lợi gửi tặng và mọt lẵng hoa do một người gửi tặng vào trưa ngày 5/3 ( đang khóc )



Ảnh lúc 8 giờ tối luật sư Lê Thị Công Nhân dùng cơm chiều. Đang nói chuyện với Bác Sỹ Nguyễn Đan Quế

TUYÊN BỐ CHUNG NHÂN DỊP LUẬT SƯ LÊ THỊ CÔNG NHÂN ĐƯỢC TRẢ TỰ DO

TUYÊN BỐ CHUNG NHÂN DỊP
LUẬT SƯ LÊ THỊ CÔNG NHÂN ĐƯỢC TRẢ TỰ DO

Hôm nay, ngày 6 tháng 3 năm 2010, Luật sư Lê Thị Công Nhân, 31 tuổi, được trả tự do từ nhà giam ở Thanh Hóa sau ba năm bị cầm tù vì bị cáo buộc vu khống là tuyên truyền chống chính phủ. Sau khi ra tù, cô vẫn còn phải chịu ba năm quản chế và trong thời gian này, cô còn bị mất quyền công dân. Chúng tôi chia xẻ với gia đình cô tin vui này, nhất là đối với mẹ và chị của cô, song chúng tôi thấy cần phải nêu ra những trường hợp vi phạm nhân quyền trắng trợn trong vụ án của LS. Lê Thị Công Nhân.

Ngay từ nguyên thủy, trường hợp của LS. Lê Thị Công Nhân cho thấy rõ sự giới hạn trong chính sách cởi mở của nhà cầm quyền CSVN trong khi Việt Nam phải hội nhập thế giới văn minh của nhân loại. Một bộ mặt trẻ trung và sáng sủa, được nuôi dưỡng và hun đúc hoàn toàn dưới chế độ Cộng Sản, LS. Lê Thị Công Nhân đã chứng tỏ bản lĩnh của mình bằng cách thách đố chế độ qua một số bài viết vững vàng chỉ trích những biện pháp đàn áp, áp bức người dân của chính quyền --qua việc tham gia Khối 8406 (gồm những tiếng nói dân chủ ra công khai vào ngày 8 tháng 4 năm 2006), làm thành viên của Đảng Thăng Tiến VN, giảng dạy một lớp về Nhân Quyền (cùng với Luật sư Nguyễn Văn Đài, người thành lập Ủy Ban Nhân Quyền VN), tham gia Công Đòan Độc Lập, và xin đi ngoại quốc (Ba Lan) để dự một hội nghị nhằm thành lập Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam.

Làm như vậy, LS. Lê Thị Công Nhân chỉ hành xử quyền tự do ngôn luận, quyền tự do lập hội, quyền tự do rao giảng những điều mà lương tâm (Tin Lành) cô tin là phải, cũng như quyền tự do đi lại (ra nước ngoài) của cô --tất cả là những quyền được long trọng công nhân trong Hiến Pháp 1992 của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (Điều 69) cũng như đã được qui định trong Điều 19 của Quy Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị, mà Cộng Hòa Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa đã ký tham gia từ tháng 9 năm 1982.

Vì Lê Thị Công Nhân hoàn toàn làm những điều mà cô có quyền, việc bắt giữ cô, rồi tạm giam, thẩm vấn cũng như phiên tòa xử cô sau đó, đã được báo chí truyền thông thế giới đưa tin rộng rãi, bị phản đối mãnh liệt bởi các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên khắp thế giới như Hội Ân Xá Quốc Tế hay Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền. Ủy Ban Văn Nghệ Sĩ bị cầm tù của Văn Bút Quốc Tế cũng đòi phải thả cô ra mỗi khi Văn Bút Quốc Tế họp. Hà Nội cũng liên tiếp bị lên án trong tòa án dự luận thế giới (từ Âu Châu, Úc Châu đến Quốc Hội Hoa Kỳ) vì không chịu thả cô, cũng như các tù nhân lương tâm khác, như LM Nguyễn Văn Lý, LS. Nguyễn Văn Đài, v.v.
Dù nhà cầm quyền CSVN đã trả tự do cho Luật sư Lê Thị Công Nhân sau ba năm bị cấm cố nhưng chúng tôi vẫn coi việc cầm tù đó là bất công, oan uổng. Cũng vì lý do đó mà chúng tôi, một số cộng đồng, hội đoàn và đoàn thể hải ngoại, nhân đây cũng đòi hỏi là án quản chế ba năm của cô phải được hủy bỏ và các quyền công dân của cô phải được phục hồi. Ngoài ra, cô cũng cần phải được lấy lại quyền hành nghề luật sư của cô.

Nhân dịp này, chúng tôi cũng long trọng kêu gọi Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam hãy trả tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm hiện còn đang bị giam giữ trong các nhà tù ở Việt Nam. Chúng tôi nguyện tiếp tục tranh đấu cho đến khi nào nhà cầm quyền CS tại Việt Nam chấm dứt vi phạm nhân quyền, không chỉ đối với hàng trăm tù nhân lương tâm hiện còn trong tù mà cả đối với các giáo hội, tôn giáo cũng như những người bất đồng chính kiến và dân oan ở ngoài các nhà tù nữa.

Ngày 6 tháng 3 năm 2010

Đồng ký tên

1. Đại Việt Cách Mạng Đảng (Nguyễn Văn Lung, Phó Chủ tịch)
2. Đảng Dân Chủ Nhân Dân (Đỗ Thành Công, Phát ngôn nhân)
3. Đoàn Thanh Niên Dân Chủ Việt Nam (VN -Phát Tâm, Trưởng Đoàn)
4. Khối 8406 (LM Phan Văn Lợi, Đỗ Nam Hải, Nguyễn Chính Kết, Đại diện).
5. Liên Minh Dân Chủ Việt Nam (Nguyễn Quốc Nam, Phó Chủ tịch UBCHTƯ)
6. Liên Minh Dân Chủ Việt Nam Thuần Túy (Lý Hiền Tài, Chủ tịch)
7. Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam (Nguyễn Bá Tùng, Trưởng Ban Phối Hợp)
8. Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền (VN - LM Chân Tín, Đại diện)
9. Nhóm Thanh Hương (VN - Thanh Hương, Đại diện)
10. Nghị Hội Người Việt Tại Hoa Kỳ (Nguyễn Ngọc Bích, Chủ tịch)
11. Phong Trào Giáo Dân (Đỗ Như Điện, Điều Hợp Viên)
12. Phong Trào Lao Động Việt (Vương Minh Hoàng, Đại Diện)
13. Phong Trào Saigon (LM Nguyễn Hữu Lễ, Đại diện)
14. Tập Hợp Vì Công Lý (Trương Sinh, Đại Diện)
15. Tổ Chức Dân Chủ Việt Nam (Nguyễn Thanh Trang, Chủ Tịch)
16. Tổ Chức Phục Hưng Việt Nam (Trần Quốc Bảo, Chủ tịch)
17. Tổ Chức Quốc Tế Yểm Trợ Cao Trào Nhân Bản (Nguyễn Quốc Quân, Chủ tịch)
18. Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam (Nguyễn Trung Châu, Chủ Tịch)
19. Trung Tâm Việt Nam về Nhân Quyền (Trần Thanh Hiệp, Chủ tịch)
20. Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động (Trần Ngọc Thành, Chủ Tịch)
21. Viện Quốc Tế Vì Việt Nam (Đoàn Viết Hoạt, Chủ tịch)
22. Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng (Đỗ Hoàng Điềm, Chủ tịch)
23. Việt Nam Quốc Dân Đảng (Trần Tử Thanh, Chủ tịch Hội Đồng Điều Hợp
Các Cơ Sở VNQDĐ tại Hải Ngoại)
24. Cộng đồng Người Việt Bắc California (Hoàng Thế Dân, Chủ tịch Hội Đồng Điều Hành)
25. Cộng đồng Người Việt Tự Do Liên Bang Úc châu (Nguyễn Thế Phong, Chủ tịch)