Friday, December 24, 2010

MÓN QUÀ ĐẦU NĂM 2011 TUYỂN TẬP DÂN CHỦ I

MÓN QUÀ ĐẦU NĂM 2011 TUYỂN TẬP DÂN CHỦ I

Năm 1985 ông Mikhail Gorbachev lên làm Tổng Bí Thư đảng Cộng Sản Liên Xô. Chỉ chưa đầy 5 năm sau toàn bộ khối Cộng Sản Đông Âu sụp đổ. Và cuối cùng chế độ Cộng Sản cũng tan rã ngay tại Liên Xô: ngày 26 tháng 12 năm 1991 Liên Bang Xô Viết chính thức giải thể.

Những biến động tại Liên Xô và Đông Âu tác động mạnh mẽ đến Việt Nam. Nguyễn Văn Linh được đưa lên làm Tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) năm 1986 và bắt đầu thay đổi về mặt kinh tế. Dưới áp lực của tình hình mới Việt Nam rút quân khỏi Campuchia, ban lãnh đạo đảng CSVN “cởi trói” phần nào cho văn nghệ sĩ, nhưng không đi theo đường lối dân chủ đa đảng của Liên Xô và khối Đông Âu, có thể vì lúc đó họ đã thấy khối này bắt đầu quá trình tan rã. Trong khi đó tại Sài Gòn “Câu lạc bộ những người kháng chiến cũ” do ông Nguyễn Hộ lãnh đạo hoạt động công khai, ra báo Truyền Thống Kháng Chiến, tổ chức đại hội 800 người tại Hội trường Quận Ba Sài Gòn yêu cầu đảng bỏ điều 4 Hiến Pháp, chấp nhận dân chủ đa đảng. Ông Trần Xuân Bách, nhân vật thứ 5 trong Bộ Chính Trị, sau khi thăm Liên Xô và Mỹ trở về, cũng đi khắp nước nói chuyện, công khai ủng hộ dân chủ. Khí thế đấu tranh đòi dân chủ lên cao tại miền Nam, nhất là tại Sài Gòn, nhưng tại miền Bắc phe bảo thủ trong đảng, đứng đầu là Lê Đức Thọ, vẫn nắm vững quyền lãnh đạo. Họ chuẩn bị quay lại cầu hòa với Trung Quốc.

Hội nghị trung ương của đảng CSVN ngày 27/3/1990 cuối cùng đã quyết định thẳng tay trấn áp phong trào đòi dân chủ, khởi đầu bằng việc loại Trần Xuân Bách ra khỏi Bộ Chính trị, tước hết mọi quyền hành. Sau đó, tháng 4 năm 1990, bắt giữ toàn bộ ban lãnh đạo Câu lạc bộ cựu kháng chiến. Đợt trấn áp tiếp tục nhắm vào các nhóm đấu tranh của trí thức miền Nam: tháng 5, luật sư Đoàn Thanh Liêm và các bạn ông bị bắt; tháng 6, đến lượt bác sĩ Nguyễn Đan Quế và các thành viên Cao Trào Nhân Bản; tháng 11, giáo sư Đoàn Viết Hoạt và ban chủ trương Diễn Đàn Tự Do. Đợt trấn áp năm 1990 chấm dứt giai đọan vận động đòi thay đổi chính trị theo chiều hướng Liên Xô và Đông Âu.

Sau khi dẹp được các phong trào chống đối, phe bảo thủ đưa Đỗ Mười lên làm Tổng bí thư với chủ trương “đổi mới nhưng không đổi mầu”, nghĩa là thay đổi về kinh tế nhưng giữ vững chế độ chuyên chế, độc quyền, độc đảng. Chủ trương này, cùng với bạo lực công an trị, không ngăn chặn được cuộc vận động đòi đổi mới thể chế chính trị, đòi dân chủ, lần này bởi những cán bộ cộng sản miền Bắc, tiếp nối cuộc vận động vừa bị dập tắt của những người cựu kháng chiến phía Nam, và những trí thức VNCH trước đây. Người mở đầu cho đợt vận động mới chính là Trần Độ, nguyên Trưởng Ban Văn Hóa-Văn Nghệ Trung Ương. Khi còn làm Trưởng ban ông chủ trương chính sách “cởi trói” cho văn học nghệ thuật. Khi phe bảo thủ cầm quyền trở lại ông không được tin dùng và vì ông ngày càng vận động tích cực cho việc tự do hóa các hoạt động văn hóa tư tưởng và chính trị, nên cuối cùng ông bị khai trừ ra khỏi đảng CS năm 1999. Một nhân vật khác, ông Hoàng Minh Chính, nguyên Viện trưởng Viện Triết học, sau thời gian dài bị cầm tù và quản chế với tội danh "xét lại chống Đảng", từ đầu năm 1990 lại tích cực đòi hỏi tự do dân chủ, và năm 1995 lại bị kết án 1 năm tù giam.

Cùng với các cán bộ cao cấp của đảng CS như Trần Độ, Hoàng Minh Chính, Lê Hồng Hà, Nguyễn văn Trấn... cuộc vận động đòi thay đổi cơ chế chính trị và đòi dân chủ, từ cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990, có sự tham gia ngày càng đông đảo của giới trí thức xuất thân từ miền Bắc. Khởi đầu là những trí thức khoa bảng đã có vị thế xã hội, tương đối có tuổi, như Hà Sĩ Phu, Phan Đình Diệu, Nguyễn Thanh Giang…Từ giữa thập niên 1990, một đợt đối kháng mới ra đời, có tổ chức hơn, có sự tham gia của đông đảo quần chúng, và nhất là các trí thức trẻ tuổi hơn. Tiêu biểu cho cố gắng đi vào tổ chức là Khối 8406, do một tu sĩ công giáo khởI xướng, LM Nguyễn Văn Lý. Tổ chức này đã thu hút được cả ngàn người tham gia một cách tự nguyện, công khai, ghi rõ tên họ và nơi cư trú. Một số tổ chức khác cũng ra đời, dù không tồn tai được lâu, nhưng đã đánh dấu một giai đọan đấu tranh mới, giai đọan công khai và có tổ chức.

Điểm đáng chú ý là từ giữa thập niên 1990 trở đi ngày càng có nhiều trí thức trẻ tham gia vào cuộc vận động đòi dân chủ --các luật sư, giáo sư, bác sĩ. Họ biết công khai vận dụng chính các cơ chế và luật pháp của chế độ để vận động người dân chủ động dành lấy các quyền tự do căn bản của mình, kể cả quyền thành lập các tổ chức dân sự và chính trị. Dù đa số những người trí thức trẻ can trường dấn thân này đều bị bắt giữ, bị kết án tù giam và quản chế, nhưng những cuộc vận động công khai, tích cực của họ đã giúp đưa cuộc đấu tranh vào giai đoạn mới – giai đọan trẻ hóa và tổ chức hóa. Và quan trọng hơn, đã xuất hiện cả các tổ chức dân sự đòi nhân quyền, đòi quyền lao động, và các tổ chức chính trị, các chính đảng. Bất chấp điều 4 Hiến pháp và sự đàn áp thẳng tay của an ninh CS, vài chính đảng, hoặc xuất phát ngay trong nước, hoặc từ hải ngọai về hoạt động trong nước, cũng tìm mọi cách phổ biến rộng rãi tiếng nói đối kháng của mình, thách thức độc quyền chính trị của đảng CS. Năm 2010 này, năm Thăng Long 1000 tuổi, có thể coi như năm mở đầu cho sự ra đời của một tầng lớp lãnh đạo chính trị mới cho Việt Nam, không phải từ trong hệ thống chính trị của đảng CS, mà từ trong xã hội, trong nhân dân. Những Đỗ Nam Hải, Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Lê Quốc Quân, Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Bắc Truyền…sẽ tiếp tục xuất hiện, sẽ lớn mạnh lên để đủ sức lãnh đạo cuộc đấu tranh vừa dành dân chủ, vừa bảo vệ tổ quốc, ngăn chặn bành trướng phương bắc, và các mưu toan thỏa hiệp từ bên trong đảng CS.

Để đặt một dấu mốc lịch sử cho cuộc vận động ôn hòa bất bạo động đòi nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam, Họp Mặt Dân Chủ (*) đã quyết định tập hợp trong Tuyển Tập Dân Chủ I này các bài viết, bài phát biểu của những nhà hoạt động trong nước và hải ngoại từ cuối thập niên 1980 đến nay. Dù xuất phát từ cơ chế chính trị khác nhau, quốc gia hay cộng sản, dù hoạt động ngay trong lòng chế độ cộng sản ở trong nước hay trong xã hội dân chủ tự do ở hải ngọai, dù còn trẻ hay tuổi đã cao, những người đấu tranh thể hiện trong Tuyển Tập Dân Chủ I này đều vì mục tiêu tự do dân chủ cho mọi người Việt, đều có chung một ước mơ sớm được thấy một nước Việt trường tồn trong thái bình thịnh vượng và toàn vẹn lãnh thổ. Tất cả đều thấy rằng chế độ cộng sản đã bị nhân lọai đào thải, đã sụp đổ ngay tại quê hương quốc tế của nó, và đã gây tai họa cho đất nước. Tất cả đều biểu lộ ý chí cương quyết thiết lập chế độ dân chủ cho Việt Nam, đồng thời bảo vệ tổ quốc, chống lại bành trướng Trung quốc và mọi mưu toan thỏa hiệp và nhân nhượng với Trung quốc của ban lãnh đạo cộng sản. Việt Nam phải trường tồn, phát triển và dân chủ. Đó là tiếng nói chung của những người Việt yêu nước, yêu dân chủ trong nước và hải ngọai, thể hiện trong Tuyển Tập Dân Chủ I này.

Thực hiện quyết định của Họp Mặt Dân Chủ 2009, ban chủ biên chúng tôi cố gắng cung cấp cho những người quan tâm theo dõi tình hình Việt nam một tuyển tập những bài viết của những khuôn mặt tiêu biểu cho phong trào dân chủ Việt nam kể từ cuối thập niên 1980 đến nay. Tất nhiên Tuyển tập I chưa tập hợp hết được những thành tựu của tất cả những người đã và đang đóng góp cho tiến trình chuyển hóa Việt Nam sang một xã hội nhân bản tiến bộ hơn hiện nay–những thành tựu trong mọi lãnh vực, từ văn học nghệ thuật, giáo dục, truyền thông đến văn hóa tư tưởng và chính trị-xã hội. Tuyển Tập lại càng không phản ảnh được cuộc vận động lịch sử kéo dài từ nửa thế kỷ nay cho một nước Việt yên bình, tự do và hạnh phúc – cuộc vận động nhiều gian khổ, chết chóc, đầy máu và nước mắt, của hàng triệu người dân bình thường, âm thầm, vô danh, trên chiến trường, trong ngục tối, trong các trại lao công cưỡng bức, trong rừng sâu, dưới đáy biển. Trong những thập niên gần đây, cuộc vận động lịch sử này đã chuyển thành một phong trào phản kháng rộng lớn, công khai, ôn hòa bất bạo động, của mọi tầng lớp nhân dân trong nước. Lịch sử mai sau chắc chắn sẽ ghi nhận tính chất phong phú và đa dạng của phong trào phản kháng xã hội này trong giai đọan chuyển mình của đất nước hiện nay.

Đảng và nhà nước cộng sản, dù cố gắng kiểm soát và kiềm tỏa bước tiến của xã hội và quần chúng bằng bạo lực công an, nhưng trong thực tế họ đã và đang bị vượt qua bởi phong trào quần chúng đó. Quần chúng đáy tầng đang rừng rực vươn lên, dù còn nhiều bất cập và tự phát, nhưng đã chính là nguồn động lực phát triển của đất nước. Trước sức mạnh như sóng đáy ngầm của quần chúng đang quyết tìm đường tiến về phía trước, đảng và nhà nước cộng sản ngày càng phải lùi bước, tập trung chấn thủ những khu vực trọng yếu để bảo vệ đặc quyền đặc lợi. Sự xuất hiện những tiếng nói và hoạt động độc lập của mọi giới quần chúng trong hai thập niên qua vừa thách thức quyền lãnh đạo và tính chính thống của đảng và nhà nước cộng sản, vừa là những cuộc thao dượt cho một cao trào tổng tiến công dành lại quyền tự quyết cho toàn dân và cho dân tộc, sẽ bùng dậy trong thời gian không xa nữa. Tuyển Tập Dân Chủ I tất nhiên chỉ phản ảnh được một phần nhỏ, rất nhỏ, cơn sóng đáy tiền cách mạng này.
Ban chủ biên Tuyển Tập xin chân thành cám ơn những tác giả có bài trong Tuyển tập này đã cho phép trích đăng một phần những tác phẩm tâm huyết của quí vị. Đối với những tác giả trong nước, vì điều kiện an ninh không cho phép liên lạc để xin phép, chúng tôi xin gửi lời cám ơn đồng thời mong quí vị lượng thứ và thông cảm. Tuyển Tập I này là một ghi nhận thành qủa của phong trào dân chủ mà cũng là một đóng góp nhỏ bé của các thành viên HMDC vào cuộc vận động chính trị chung hiện nay ở trong nước và hải ngọai. Mọi khiếm khuyết là trách nhiệm của ban chủ biên và chúng tôi mong được đón nhận những phê bình và góp ý để Tuyển Tập II được hoàn hảo hơn.

Việt Nam hải ngọai
Mùa đông 2010
Ban chủ biên: Đoàn Viết Hoạt, Nguyễn Ngọc Bích, Trần Bình Nam, Trần Trung Việt,
Vũ Thiện Hân

Mọi liên lạc với Ban chủ biên TTDC I xin email về: dv2010 at gmail dot com
Xin vào link nay để đọc toàn bộ cuốn sách: http://www.box.net/shared/jy0konkqui

(*) Họp Mặt Dân Chủ (HMDC) tập họp những người Việt trên toàn thế giới hoạt ñộng trong nhiều tổ chức và lãnh vực khác nhau --văn hóa, giáo dục, truyền thông, xã hội, chính trị v.v…-- nhằm cùng mục tiêu thúc ñẩy tiến trình chuyển hóa dân chủ tại Việt Nam. HMDC tổ chức Tĩnh Hội thường niên tại một địa điểm tĩnh mịch để những người Việt quan tâm đến tình hình Việt Nam từ khắp nơi trên thế giới có cơ hội gặp gỡ, trao đổi hiểu biết, kỹ năng và kinh nghiệm hoạt động, trong tình thân ái, cởi mở giữa những con người tự do. Tĩnh hội HMDC đầu tiên được tổ chức tại Moehnsee, Đức quốc, năm 2002. Những tĩnh hội sau đó đã lần lượt được tổ chức tại Normandie, Pháp (2003), Emmitsburg, MD, Hoa Kỳ (2004), Running Springs, CA, Hoa Kỳ (2005), Emmitsburg, MD, Hoa Kỳ (2006), Warsaw, Ba Lan (2007), Paris, Pháp (2008), San Jose, Hoa Kỳ (2009) và Hanover, Đức (2010).

Tuesday, December 14, 2010

Đảng DCND Treo Biểu Ngữ, Rải Truyền Đơn Lên Án Đảng CSVN Vi Phạm Nhân Quyền

Đảng DCND Treo Biểu Ngữ, Rải Truyền Đơn Lên Án Đảng CSVN Vi Phạm Nhân Quyền
Ngày 10/12/2010 - Ngày Quốc Tế Nhân Quyền



Việt Nam - Ngày 10 tháng 12 năm 2010 – Nhân kỷ niệm Ngày Quốc Tế Nhân Quyền, cùng tiếp tay với các nổ lực của nhiều tổ chức, đoàn thể trong và ngoài nước kêu gọi, vận động và lên án CSVN vẫn liên tục vi phạm nhân quyền. Đảng viên đảng Dân Chủ Nhân Dân tại một số tỉnh, thành ờ Việt Nam đã nổ lực treo biểu ngữ, vẽ khẩu hiệu và rải truyền đơn tố cáo Đảng CSVN vẫn đang chà đạp nhân quyền, vi phạm tinh thần bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền.



Kể từ năm 2007 đến 2010, nhà cầm quyền Hà Nội đã tuyên án gần 200 năm tù cho các anh chị em hoạt động dân chủ. Gần đây, lo sợ cho các hoạt động dân chủ có thể ảnh hưởng đến tình hình Đại Hội 11 của đảng CSVN, nhiều anh em đấu tranh dân chủ như Vi Đức Hồi, luật sư Cù Huy Hà Vũ, hoặc viết blog bày tỏ chính kiến như Điếu Cày, luật sư Phan Thanh Hải v.v…đã bị bắt và vu cáo với những tội trạng vu vơ, đi ngược lại tinh thần bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền.



Truyền đơn, biểu ngữ kêu gọi “Nhân Quyền cho Việt Nam” và tiếng Anh “Human Rights for Việt Nam” đã được rải nhiều nơi gần sứ quán Mỹ tại Tp Sài Gòn. Các khẩu hiệu và biểu ngữ viết chử “Nhân Quyền cho Việt Nam”, “Human Rights for Việt Nam” cũng đã được treo ở nhiều tỉnh, thành tại Việt Nam.

Phóng viên Đảng Dân chủ Nhân Dân
Tp Sài Gòn, Việt Nam



Thursday, December 9, 2010

Thông Cáo Báo Chí Ngày Quốc tế Nhân Quyền 2010

ỦY BAN PHỐI HỢP HÀNH ĐỘNG VÌ DÂN CHỦ

Liên lạc: ubphdc.10@gmail.com

Thông Cáo Báo Chí

2010 – Năm nhân quyền xuống dốc trầm trọng tại Việt Nam



Kể từ năm 2007, nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đã gia tăng mức độ đàn áp và vi phạm nhân quyền. Đặc biệt họ sử dụng luật pháp làm công cụ để tiêu diệt những tiếng nói đối lập hoặc những hoạt động tranh đấu cho dân chủ. Điều 79 và Điều 88 trong bộ luật hình sự đã thường xuyên được dùng để kết tội những hoạt động đấu tranh ôn hòa.

Sang đến năm 2010 thì mức độ đàn áp lại càng trở nên nghiêm trọng hơn nữa. Rất nhiều người đã bị bắt và xét xử với những bản án nặng nề. Gần đây nhất là trường hợp của ba thành viên trong Phong Trào Lao Động Việt, bị kết án tù vì các nỗ lực bảo vệ quyền lợi của công nhân, gồm có:

1. Chị Đỗ thị Minh Hạnh, 25 tuổi, kế toán viên, bị kết án 7 năm tù ngày 26/10/2010 tại Trà Vinh.
2. Anh Đoàn Huy Chương, 25 tuổi, công nhân, bị kết án 7 năm tù ngày 26/10/2010 tại Trà Vinh.
3. Anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, 29 tuổi, chuyên viên điện toán, bị kết án 9 năm tù ngày 26/10/2010 tại Trà Vinh.

Ngoài ra, còn rất nhiều những trường hợp nghiêm trọng khác như blogger Điếu Cày bị tiếp tục giam giữ dù đã mãn hạn tù; bốn đảng viên Việt Tân - Giảng viên Phạm Minh Hoàng, Mục sư Dương Kim Khải, Chị Trần Thị Thúy và Ông Nguyễn Thành Tâm - bị bắt giữ với tội danh vi phạm Điều 79; cô Phạm Thanh Nghiên, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, các thành viên của Đảng Dân Chủ (Ls Lê Công Định, anh Nguyễn Tiến Trung, ông Trần Anh Kim) v.v.

Từ những sự kiện này, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 62 của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền ngày 10/12/2010, Ủy Ban Phối Hợp Hành Động Vì Dân Chủ long trọng minh xác:

• Việc gán ghép những người yêu nước, tranh đấu ôn hòa vào tội "hoạt động âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân" hay những tội danh khác theo luật hình sự của nhà cầm quyền CSVN là những cáo buộc hoàn toàn phi lý, sai sự thật và phản dân chủ.
• Hoạt động chính trị ôn hòa, hành xử quyền tự do ngôn luận, tham gia công đoàn độc lập v.v. là những quyền căn bản của con người đã được bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền công nhận và Việt Nam đã ký kết thi hành. Việc nhà cầm quyền CSVN tiếp tục chà đạp nhân quyền là điều không thể chấp nhận được và cần phải lên án.

Cùng với toàn dân Việt Nam, Ủy Ban Phối Hợp Hành Động Vì Dân Chủ sẽ tiếp tục tranh đấu để bảo vệ nhân quyền, chấm dứt độc tài và xây dựng dân chủ trên đất nước Việt Nam.

Ngày 10 tháng 12 năm 2010

Ủy Ban Phối Hợp Hành Động Vì Dân Chủ
(Đảng Dân Chủ Nhân Dân, Đoàn Thanh Niên Dân Chủ Việt Nam, Phong Trào Lao Động Việt, Tập Hợp Vì Công Lý, Đảng Việt Tân)

http://danchutudochovietnam.blogspot.com/

Wednesday, December 8, 2010

Thư Gởi Ngoại Trưởng Mỹ Hillary Clinton

December 2, 2010

The Honorable Hillary Rodham Clinton,
Secretary of State
U.S. Department of State
2201 C Street NW
Washington, D.C. 20520


Dear Madame Secretary,

We are a group of representatives of Vietnamese-American and Vietnamese overseas organizations which have been concerned about the violations of basic human rights by the government of Vietnam. We understand that there will be a new round of human rights dialogue between the US and Vietnam on December 13-14, 2010. We would like to take this opportunity to call your attention to the need for more concrete achievements than just more talk on human rights issues in Vietnam. The people of Vietnam have been deprived of basic civil and political rights for such a long time that they have begun to express their frustration violently during the last few years. We urge the US government help bring about more cultural, civil and political openness and freedom so that stability and sustainable development will become real and lasting in Vietnam.

The 2009 US State Department annual human rights report noted that Vietnam’s “human rights record remained a problem. Citizens could not change their government, and political opposition movements were prohibited”. We would like to present more concrete and recent cases of oppression and detainment of opposition and dissenting voices in our attached Report and the most updated List of Political and Religious Prisoners in Vietnam. We believe that the present oppression will be accelerated as the National Congress of the Communist Party comes close. So far, there have been no signs of civil and political changes at and after this National Congress. The Party’s leaders ignore the call of veteran party members for political renovation which for the latter is necessary even for the party’s existence.

Vietnam has achieved fabulous progress in economy because the people have more freedom in economic activities. Restriction and oppression of freedom in cultural, civil and political activities have deprived the people of the rights to monitor government officials, and to make them accountable to the people. Consequently, social injustice, corruption, abuse of power widespread with no mechanism of check and control. Monopoly of political power goes hand in hand with manipulation of financial and economic opportunities, which creates a dangerous situation of not only social injustice, but violent protests and riots throughout the country during the last few years. Being coupled with schemes from the Chinese government to infiltrate into the Vietnamese government and society politically, economically, culturally and even militarily, this situation creates great threat to the stability of Vietnam and that of the region.

We strongly believe that Vietnam can maintain stability and equitable development only when the Vietnamese people can change their government through democratic process, and when political opposition movements can carry out their activities peacefully and legally. We therefore request that in the coming US-Vietnam human rights dialogue, the US representatives should push for the following concrete results from the government of Vietnam:

1. to stop criminalize those who express their opinion independently, and defend peacefully basic cultural, civil and political rights;
2. to stop violating the present Code of Criminal Procedure (2003) in detaining innocent people;
3. to release all political and religious prisoners;
4. to release, as a first step, the following recently detainees and prisoners: political activists Pastor Duong Kim Khai, Ms. Tran Thi Thuy, Mr. Nguyen Thanh Tam, Prof. Pham Minh Hoang, Vi Duc Hoi; bloggers Nguyen Van Hai, Phan Thanh Hai, Le Quoc Quyet, Uyen Vu, Le Nguyen Huong Tra; labor activists Doan Huy Chuong, Nguyen Hoang Quoc Hung, Do Thi Minh Hanh; and two Christian evangelists Ksor Y Du and Kpa Y Co.

We are thankful for the opportunity to take part in the briefing session of your Bureau of Democracy, Human Rights and Labor (DRL) on the coming US-Vietnam human rights dialogue. We believe that it would be more fruitful if Vietnamese-American and American human rights NGOs would participate in future US-Vietnam human rights dialogues. And human rights improvement should be reviewed and assed by DRL officials and NGOs before each new round of dialogue.

Finally, we thank you, Madame Secretary, for publicly raising your concerns about “arrest and conviction of people for peaceful dissent, attacks on religious groups, and curbs on internet freedom” by the government in Vietnam, and for supporting efforts “to pursue reforms and protect basic rights and freedoms” in your recent visit to Vietnam. We urge you to continue your pressure for respect of human rights in Vietnam and consider it as a condition to bring US-Vietnam relationship to a deeper and more comprehensive level.

Respectfully yours,

Signed by
• Alliance for Democracy in Vietnam (Nguyen, Quoc Nam, Vice-Chairman of the Executive Committee)
• Dai Viet Revolutionary Party (Nguyen, Van Lung, Vice-Chairman)
• International Institute for Vietnam (Doan, Viet Hoat, Chairman)
• National Congress of Vietnamese Americans (Nguyen, Ngoc Bich, Chairman)
• The People’s Democratic Party (Do, Thanh Cong – Spokesperson)
• Vietnam Center for Human Rights, Paris (Tran, Thanh Hiep, President)
• Vietnam Human Rights Network (Nguyen, Ba Tung, President)
• Vietnam National Party (Tran, Tu Thanh, Chairman, Overseas Coordinating Council)
• Vietnam Restoration Party (Tran, Quoc Bao, Chairman
• Viet Tan Party (Do, Hoang Diem, Chairman)

Monday, December 6, 2010

Hội Luận Paltalk nhân ngày Quốc tế Nhân Quyền 10-12-2010



Hội Luận Paltalk nhân ngày Quốc tế Nhân Quyền 10-12-2010

Ủy Ban Phối Hợp Hành Động Vì Dân Chủ (UBPHDC) sẽ tổ chức một buổi hội luận trên diễn đàn Paltalk nhân ngày Quốc Tế Nhân Quyền với các chi tiết như sau:

Ngày: Thứ sáu, 10/12/2010

Bắt đầu từ
• Việt Nam: 10 giờ tối
• Âu Châu: 4 giờ chiều
• Úc châu (Sydney): 2 giờ sáng, Thứ Bảy 11/12/2010
• Miền Tây Hoa kỳ: 7 giờ sáng
• Miền Đông Hoa kỳ: 10 giờ sáng

Chủ đề hội luận: Vấn đề nhân quyền ở Việt Nam

Các diễn giả:
1. Linh mục Phan Văn Lợi
2. Luật sư Lê Thị Công Nhân
3. Nhà văn Vũ Thư Hiên
4. Ông Nguyễn Ngọc Bích

Tên phòng họp Paltalk: UyBan Phoihop Hanhdong vi Danchu cho VietNam

Sau phần trình bày của các diễn giả là phần thảo luận và hỏi đáp.

Xin trân trọng kính mời đồng bào tham dự hội luận để trao đổi về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam, và thảo luận các biện pháp nhằm bảo đảm các nhân quyền căn bản cho người dân Việt Nam.

Ủy Ban Phối Hợp Hành Động Vì Dân Chủ kính mời