Adam Boutzan
Đan Thanh chuyển ngữ
Theo blog Anh Ba Sàm
Đặc điểm cố hữu của những cuộc nổi dậy thành công là không thể dự đoán được. Cuộc nổi dậy gần đây của tầng lớp trung lưu đã lật đổ chế độ Zine el-Abidine Ben Ali ở Tunisia, và nó chỉ có thể được giải thích thông qua những gì trí nhớ còn ghi lại được; chứ nhìn bề ngoài, gần như không ai trông thấy quá trình nó xảy đến.
Hiện tại các nhà phân tích đang dồn sự chú ý vào khối hỗn hợp nổ gồm: rất nhiều người trẻ tuổi có giáo dục và rất ít việc làm, một tầng lớp tinh hoa “độc tài đạo tặc”, và thất bại của bộ máy an ninh, không bảo vệ nổi chế độ khi những con chip đã hỏng hóc.
Các nhà phân tích khác đang tranh cãi xem liệu trường hợp Tunisia có lặp lại ở các nước Ảrập láng giềng, bao gồm Algeria, Ai Cập và Yemen, hay không. Và nếu có, các nền dân chủ của thế giới nên phản ứng với tình hình hỗn loạn đó như thế nào.
Các bộ trưởng ngoại giao từ Washington, London, Tokyo đến Paris và Berlin đang cố xác định xem lập trường nào khả dĩ nhất giúp chính phủ của họ tìm một cơ sở chung để hợp tác với những người có thể nắm quyền nếu cuộc nổi dậy thành công, mà lại không làm đảo lộn quan hệ hiện nay nếu chính quyền bị thất thế kia thay đổi được tình hình.
Nếu các vị bộ trưởng ấy khôn ngoan thì họ không nên chỉ nhìn vào thế giới Ả rập.
Cuộc nổi dậy ở Tunisia khá giống với phong trào phản đối làm nghiêng ngả chế độ mullah ở Iran mới cách đây hơn một năm. Lý do không phải là vấn đề Hồi giáo mà là công bằng xã hội và tự do cá nhân. Và nếu đúng như thế thì các nhà phân tích nên nghiên cứu sự tương đồng của phong trào đó với tất cả các quốc gia khác, dù Hồi giáo hay không, trong những giai đoạn phát triển khó khăn của họ.
Ở nhiều nước đang phát triển, giáo dục và mạng xã hội số hóa đã khiến các cư dân thành thị trẻ tuổi nhận thức được những gì mà họ không có. Ở một số nơi, họ không có được những món đồ mà một người bình thường có thể mua nếu anh ta hoặc cô ta có nghề nghiệp ổn định. Ở vài nơi khác, họ không được quyền nói ra những gì họ nghĩ, không được phép thay đổi lãnh đạo, chứ đừng nói gì thay đổi hệ thống.
Việt Nam rơi vào trường hợp thứ hai.
Kể từ năm 1991, tầng lớp tinh hoa là đảng viên cộng sản đã khá thành công trong việc đưa hàng tiêu dùng đến tay công dân. Những người dân vẫn còn bị ám ảnh bởi ký ức về sự đói nghèo khốn khổ – kết quả sự thất bại của Việt Nam trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đích thực (1975-1986) – những người dân đó đã rất hạnh phúc với cái mà một khoản thu nhập bình quân đầu người 1200 USD mang lại: nhà ở tốt hơn, đủ ăn, xe máy, tivi, và tiền để thỉnh thoảng mua sắm đồ xa xỉ. Khảo sát về Chỉ số Hạnh phúc, do Tạp chí Forbes tài trợ, thường xuyên cho thấy dân Việt Nam nằm trong số những người lạc quan nhất thế giới, tin tưởng rằng cuộc sống đang tiến triển theo hướng tốt hơn.
Tuy nhiên một nhúm người Việt vẫn khăng khăng khi than thở trên blog, trên Facebook và trên giấy rằng thịnh vượng về vật chất là chưa đủ, và vẫn còn thiếu các quyền tự do chính trị căn bản. Cho đến nay, đại đa số người Việt nhìn những kẻ đó một cách giễu cợt, và nếu có để ý đến thì coi những người đó như những người lập dị chưa biết nghĩ. Họ nhún vai mỗi khi những kẻ bất mãn bị đánh đập hay bắt giam vì các tội như “lợi dụng Internet, kích động đa đảng và dân chủ”.
Thái độ thụ động về chính trị của phần lớn người Việt Nam có thể được giải thích là do không hiểu biết về thế giới bên ngoài. Những tờ báo hăng hái đã đưa tin thường xuyên và rõ ràng là không qua kiểm duyệt về các sự kiện ở Tunisia và hiện giờ là ở Ai Cập, kể từ khi chế độ Ben Ali bị lật đổ hồi giữa tháng 1. Và, cũng như những cuộc bạo động làm rung chuyển Bangkok một năm về trước chỉ là chuyện để báo chí đưa tin cho ăn khách, cảm nghĩ hiện nay dường như là “ơn Trời, chuyện ấy không xảy ra ở đây”.
Ở một nước một thời từng chính thức đi theo chủ nghĩa quân bình song lại là nơi những màn phô trương của cải lại đang thịnh hành, nhiều người thành thị trẻ và có giáo dục chỉ mong cũng đạt được một sự giàu có thô thiển như thế. Gần như tất cả các công dân đều tin tưởng rằng nếu chăm chỉ và có chút may mắn, họ sẽ được hưởng một cuộc sống khá giả hơn, dễ chịu hơn.
Theo bảng “Chỉ số Thịnh vượng” của Viện Legatum – một bản phân tích lớn vừa được công bố hôm 26-1, thì năm qua Việt Nam đã nhảy 16 bậc và hiện đang xếp thứ 61 trên tổng số 110 nước được khảo sát. Tunisia đứng thứ 48 trong cùng cái bảng xếp hạng “đánh giá toàn cầu về của cải và hạnh phúc” này.
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam đã vừa thay mới tầng lớp tinh hoa chính trị của đất nước, nâng một số lên và đưa một số về hưu. Điều mà người ta thường được nghe qua tấm màn tin đồn bao phủ những sự kiện như thế, là sự nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc tiếp tục tăng trưởng kinh tế. Không chỉ là tăng về lượng, mà cả về chất nữa – tìm những hình thức đầu tư và các chính sách nào có thể đưa Việt Nam ra khỏi hàng ngũ các nước xuất khẩu nguyên liệu thô và hàng hóa sử dụng nhiều lao động chân tay.
Đó là lời hứa hẹn mà chính quyền có thể không thực hiện nổi. Có lẽ các đảng viên hiểu rằng tính chính đáng của chế độ của họ bây giờ phụ thuộc sâu sắc vào việc nâng cao được mức sống của người dân, và họ sẽ hành động theo hướng đó. Thế nhưng, dường như cũng chắc chắn không kém là các nhà cải cách trong nội bộ đảng cầm quyền này sẽ tiếp tục bị bó chân bởi một hệ thống đã xơ cứng, với các đặc điểm nổi bật: bao cấp, tham nhũng lan tràn và tình trạng cát cứ ở địa phương.
Nếu những tiến bộ kinh tế suốt một phần tư thế kỷ qua của Việt Nam bị gián đoạn hoặc ngừng lại, chắc chắn hỗn loạn sẽ xảy ra theo đó. Có hàng triệu thanh niên cưỡi xe máy, mỗi người sở hữu một điện thoại di động 3G – bất kỳ ai đã từng chứng kiến những dịp ăn mừng chiến thắng của tuyển bóng đá Việt Nam đều có thể hình dung cái cảnh sẽ xảy ra khi cũng nguồn năng lượng ấy bị chuyển hóa thành cơn hăng hái chính trị. Và nếu, giống như ở Tunisia, tâm trạng của người dân trở thành tồi tệ một cách không cứu vãn nổi, nếu một, hai cuộc đụng độ nhỏ xảy ra và có người chết, nếu hàng chục nghìn người thách thức những quyền lực đang tồn tại kia, thì liệu chính quyền có thể trông cậy vào lực lượng bảo vệ của nó, các Công an Nhân dân, hay không?
Việt Nam, quốc gia 86 triệu dân, có 1,2 triệu công an cảnh sát, theo một ước đoán của chuyên gia đáng kính về quốc phòng, nhà phân tích Carl Thayer. Xét tổng thể, họ là một đám tham nhũng, lạm dụng quyền lực, có mặt ở khắp mọi nơi, và người dân thường thì tránh họ càng xa càng tốt. Xét về cá nhân, hầu hết công an – cũng như trường hợp Tunisia – đều thuộc tầng lớp trung lưu thấp, những người coi sự nghiệp làm công an là con đường để tiến thân.
Các đơn vị công an chuyên trách tỏ ra xuất sắc trong việc kiểm soát và áp chế những người Việt Nam nào chia sẻ ý kiến xúi giục nổi loạn của họ với ai khác. Các cán bộ an ninh nội địa thường xuyên cảnh báo rằng các thế lực thù địch chống Việt Nam mưu tính tổ chức một cuộc “cách mạng màu” kiểu Đông Âu. Công an còn được hỗ trợ bởi hệ thống luật pháp cấm cản việc thành lập các nhóm vận động độc lập, vốn là nguồn mầm của xã hội dân sự ở rất nhiều quốc gia.
Những nhà bất đồng chính kiến Việt Nam có vẻ bị cô lập và còn ít về số lượng, và chừng nào còn như thế thì còn không địch được với công an. Tuy thế, hãy giả sử tăng trưởng kinh tế bị gián đoạn hay ngừng hẳn xem? Và thử tưởng tượng một thanh niên Việt Nam có bằng đại học, không sao tìm được công ăn việc làm ổn định, liền bày một mẹt hàng vỉa hè để bán dưa hấu? Hãy thử hình dung mấy công an bắt giữ anh ta vì đã bán hàng không giấy phép, và tịch thu hết số tiền anh ta có? Hãy thử hình dung anh ta phản đối những thứ quyền lực hiện hành, và bị phớt lờ hoặc bị sỉ nhục?
Điều ấy xảy ra thường xuyên ở Việt Nam. Và hãy hình dung cảnh vào lúc ấy, một người bán hàng rong trẻ tuổi, có học, tẩm xăng vào người, đứng trước trụ sở cơ quan đảng và châm lửa?
Adam Boutzan là bút danh của một cây viết viết độc lập.
Người dịch: Đan Thanh
Nguồn: Asia Times
http://www.atimes.com/atimes/Southeast_Asia/MA29Ae01.html
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011
Saturday, January 29, 2011
Thursday, January 27, 2011
Thông Cáo Báo Chí Tố cáo thủ đoạn đàn áp bằng luật pháp của Hà Nội
Thông Cáo Báo Chí
Tố cáo thủ đoạn đàn áp bằng luật pháp của Hà Nội
Ủy Ban Phối Hợp Hành Động Vì Dân Chủ cực lực phản đối và lên án hành động vi phạm nhân quyền nghiêm trọng của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam qua việc kết án ông Vi Đức Hồi 8 năm tù và 5 năm quản chế trong phiên xử ngày 26/01/2011 tại Lạng Sơn.
Ông Vi Đức Hồi, cựu đảng viên đảng CSVN, là một nhà đấu tranh kiên cường cho dân chủ và thành viên của Khối 8406. Ông đã có nhiều bài viết và hoạt động tranh đấu chống tham nhũng và bất công xã hội, cảnh báo hiểm họa mất đất mất biển vào tay Trung Quốc, và đòi hỏi dân chủ cho Việt Nam. Tất cả những hoạt động của ông đã được thực hiện công khai, ôn hòa và không vi phạm luật lệ nào. Thế mà ông đã bị kết tội "tuyên truyền chống phá chế độ" theo Điều 88 luật hình sự CSVN.
Cũng trong thời gian này, có hai trường hợp đàn áp khác cần quan tâm. Trước hết là việc công an đã dùng thủ thuật đen tối để bêu rếu Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ khi bắt giữ ông tại Sài Gòn vào ngày 4/11/2010 và sau đó chuyển sang vu cáo ông vi phạm Điều 88. Đây là hành động trả thù đối với Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ vì ông đã can đảm lên tiếng bảo vệ nhiều nạn nhân của chế độ, gần đây nhất là vụ án 6 giáo dân Cồn Dầu. Cá nhân ông cũng đã nộp đơn kiện các quan chức vi phạm luật pháp kể cả thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng. Mặc dù còn đang bị giam giữ và chờ ngày xử, nhưng ông vẫn kiên cường đấu tranh, tiếp tục kêu gọi dân chủ và công lý cho dân tộc.
Kế đến là việc ba thành viên của Phong Trào Lao Động Việt đã bị ngăn cấm không được luật sư biện hộ tại phiên tòa phúc thẩm ở Sài Gòn. Trước đó, vào ngày 26/10/2010 tại phiên xử ở Trà Vinh, vì những hoạt động bảo vệ quyền lợi của công nhân, chị Đỗ thị Minh Hạnh đã bị kết án 7 năm tù, anh Đoàn Huy Chương 7 năm tù và anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng 9 năm tù về tội "gây rối trật tự công cộng". Nhờ vào sự phản đối mạnh mẽ của gia đình và sự quan tâm của dư luận quốc tế, nhà cầm quyền CSVN đã tạm hoãn phiên xử phúc thẩm dự trù vào ngày 24/01/2011 vừa qua.
Ngoài ra, còn rất nhiều trường hợp lạm dụng luật pháp nghiêm trọng khác như nhà báo Điếu Cày bị tiếp tục giam giữ dù đã mãn hạn tù; bốn đảng viên Việt Tân - Giảng viên Phạm Minh Hoàng, Mục sư Dương Kim Khải, Chị Trần Thị Thúy và Ông Nguyễn Thành Tâm - bị bắt giữ với tội danh vi phạm Điều 79 luật hình sự CSVN; Cô Phạm Thanh Nghiên, Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, các thành viên của Đảng Dân Chủ Việt Nam (Ls Lê Công Định, anh Nguyễn Tiến Trung, ông Trần Anh Kim) v.v.
Tất cả những sự kiện trên cho thấy rõ đây là một thủ đoạn đàn áp hiểm độc đội lốt pháp trị của nhà cầm quyền CSVN. Hệ thống luật pháp đã bị lạm dụng và biến thành công cụ để tiêu diệt những tiếng nói yêu nước và những hoạt động tranh đấu cho dân chủ. Đặc biệt, Điều 79 và Điều 88 trong bộ luật hình sự đã thường xuyên được dùng để kết tội những hoạt động đấu tranh ôn hòa.
Vì vậy, Ủy Ban Phối Hợp Hành Động Vì Dân Chủ long trọng minh xác:
• Việc gán ghép những người yêu nước, tranh đấu ôn hòa vào tội "hoạt động âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân" hay những tội danh khác theo luật hình sự của nhà cầm quyền CSVN là những cáo buộc hoàn toàn phi lý, sai sự thật và phản dân chủ.
• Hoạt động chính trị ôn hòa, hành xử quyền tự do ngôn luận, tham gia công đoàn độc lập đều thuộc về những quyền căn bản của con người được minh định trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền mà Việt Nam đã ký kết thi hành. Việc nhà cầm quyền CSVN tiếp tục chà đạp nhân quyền là điều không thể chấp nhận được và cần phải lên án.
Cùng với toàn dân Việt Nam, Ủy Ban Phối Hợp Hành Động Vì Dân Chủ sẽ tiếp tục tranh đấu để bảo vệ nhân quyền, chấm dứt độc tài và xây dựng dân chủ trên đất nước Việt Nam.
Ngày 26 tháng 1 năm 2011
Ủy Ban Phối Hợp Hành Động Vì Dân Chủ
Tố cáo thủ đoạn đàn áp bằng luật pháp của Hà Nội
Ủy Ban Phối Hợp Hành Động Vì Dân Chủ cực lực phản đối và lên án hành động vi phạm nhân quyền nghiêm trọng của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam qua việc kết án ông Vi Đức Hồi 8 năm tù và 5 năm quản chế trong phiên xử ngày 26/01/2011 tại Lạng Sơn.
Ông Vi Đức Hồi, cựu đảng viên đảng CSVN, là một nhà đấu tranh kiên cường cho dân chủ và thành viên của Khối 8406. Ông đã có nhiều bài viết và hoạt động tranh đấu chống tham nhũng và bất công xã hội, cảnh báo hiểm họa mất đất mất biển vào tay Trung Quốc, và đòi hỏi dân chủ cho Việt Nam. Tất cả những hoạt động của ông đã được thực hiện công khai, ôn hòa và không vi phạm luật lệ nào. Thế mà ông đã bị kết tội "tuyên truyền chống phá chế độ" theo Điều 88 luật hình sự CSVN.
Cũng trong thời gian này, có hai trường hợp đàn áp khác cần quan tâm. Trước hết là việc công an đã dùng thủ thuật đen tối để bêu rếu Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ khi bắt giữ ông tại Sài Gòn vào ngày 4/11/2010 và sau đó chuyển sang vu cáo ông vi phạm Điều 88. Đây là hành động trả thù đối với Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ vì ông đã can đảm lên tiếng bảo vệ nhiều nạn nhân của chế độ, gần đây nhất là vụ án 6 giáo dân Cồn Dầu. Cá nhân ông cũng đã nộp đơn kiện các quan chức vi phạm luật pháp kể cả thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng. Mặc dù còn đang bị giam giữ và chờ ngày xử, nhưng ông vẫn kiên cường đấu tranh, tiếp tục kêu gọi dân chủ và công lý cho dân tộc.
Kế đến là việc ba thành viên của Phong Trào Lao Động Việt đã bị ngăn cấm không được luật sư biện hộ tại phiên tòa phúc thẩm ở Sài Gòn. Trước đó, vào ngày 26/10/2010 tại phiên xử ở Trà Vinh, vì những hoạt động bảo vệ quyền lợi của công nhân, chị Đỗ thị Minh Hạnh đã bị kết án 7 năm tù, anh Đoàn Huy Chương 7 năm tù và anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng 9 năm tù về tội "gây rối trật tự công cộng". Nhờ vào sự phản đối mạnh mẽ của gia đình và sự quan tâm của dư luận quốc tế, nhà cầm quyền CSVN đã tạm hoãn phiên xử phúc thẩm dự trù vào ngày 24/01/2011 vừa qua.
Ngoài ra, còn rất nhiều trường hợp lạm dụng luật pháp nghiêm trọng khác như nhà báo Điếu Cày bị tiếp tục giam giữ dù đã mãn hạn tù; bốn đảng viên Việt Tân - Giảng viên Phạm Minh Hoàng, Mục sư Dương Kim Khải, Chị Trần Thị Thúy và Ông Nguyễn Thành Tâm - bị bắt giữ với tội danh vi phạm Điều 79 luật hình sự CSVN; Cô Phạm Thanh Nghiên, Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, các thành viên của Đảng Dân Chủ Việt Nam (Ls Lê Công Định, anh Nguyễn Tiến Trung, ông Trần Anh Kim) v.v.
Tất cả những sự kiện trên cho thấy rõ đây là một thủ đoạn đàn áp hiểm độc đội lốt pháp trị của nhà cầm quyền CSVN. Hệ thống luật pháp đã bị lạm dụng và biến thành công cụ để tiêu diệt những tiếng nói yêu nước và những hoạt động tranh đấu cho dân chủ. Đặc biệt, Điều 79 và Điều 88 trong bộ luật hình sự đã thường xuyên được dùng để kết tội những hoạt động đấu tranh ôn hòa.
Vì vậy, Ủy Ban Phối Hợp Hành Động Vì Dân Chủ long trọng minh xác:
• Việc gán ghép những người yêu nước, tranh đấu ôn hòa vào tội "hoạt động âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân" hay những tội danh khác theo luật hình sự của nhà cầm quyền CSVN là những cáo buộc hoàn toàn phi lý, sai sự thật và phản dân chủ.
• Hoạt động chính trị ôn hòa, hành xử quyền tự do ngôn luận, tham gia công đoàn độc lập đều thuộc về những quyền căn bản của con người được minh định trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền mà Việt Nam đã ký kết thi hành. Việc nhà cầm quyền CSVN tiếp tục chà đạp nhân quyền là điều không thể chấp nhận được và cần phải lên án.
Cùng với toàn dân Việt Nam, Ủy Ban Phối Hợp Hành Động Vì Dân Chủ sẽ tiếp tục tranh đấu để bảo vệ nhân quyền, chấm dứt độc tài và xây dựng dân chủ trên đất nước Việt Nam.
Ngày 26 tháng 1 năm 2011
Ủy Ban Phối Hợp Hành Động Vì Dân Chủ
Thursday, January 20, 2011
Họp Mặt Dân Chủ TUYÊN BỐ Nhân Đại Hội XI Đảng CSVN
Họp Mặt Dân Chủ
TUYÊN BỐ
Nhân Đại Hội XI Đảng CSVN
Đại hội XI của đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) vừa kết thúc. Như dự liệu của giới quan sát, đại hội này đã không đem lại thay đổi gì đáng kể về đường lối và ban lãnh đạo của đảng Cộng Sản. Nhân dịp này Họp Mặt Dân Chủ xin đưa ra những nhận định sau đây:
1. Đảng CSVN tiếp tục đặt quyền lợi của một đảng trên tự do hạnh phúc của toàn dân và trên tiền đồ phát triển của các thế hệ Việt mai sau. Đảng CSVN tiếp tục đi ngược lại xu thế tiến bộ của nhân loại, phản lại nguyện vọng của toàn dân, xa rời thực tế của đất nước và khu vực Đông Nam Á. Đại hội XI hoàn toàn không quan tâm đến thực trạng phát triển không bền vững của đất nước, tình trạng suy thoái tinh thần và văn hóa của xã hội, các vấn đề an sinh xã hội của người dân, và nhất là đối với hiểm họa bành trướng từ Trung Hoa. Để bảo đảm quyền lợi của nhân dân cùng với sự tồn vong và phát triển của dân tộc, nhân dân phải có quyền hoạt động tự do, độc lập với đảng cầm quyền, và nhiệm vụ cao cả của quân đội và công an là phải bảo vệ tổ quốc và nhân dân chứ không phải bảo vệ đảng cầm quyền.
2. Trong nhiều năm qua, nhất là trong thời gian trước đại hội, những người Việt có lòng với đất nước, thuộc mọi thành phần dân chúng, từ lao động đến trí thức, và cả nhiều đảng viên cộng sản lão thành, tất cả đều lên tiếng đòi hỏi thay đổi chính trị để bảo đảm được tự do, công lý cho toàn dân, tạo đoàn kết dân tộc nhằm bảo vệ được toàn vẹn lãnh thổ từ đất liền đến hải đảo. Nhưng đảng CSVN đã quay lưng truớc những lời kêu gọi đầy tâm huyết đó. Đất nước không thể thực sự độc lập, xã hội không thể phát triển bền vững, ổn định và công bằng nếu không có dân chủ, tự do và nhân quyền.
3. Chúng tôi cho rằng kêu gọi và đòi hỏi không đủ, chỉ có kiên quyết đấu tranh bằng mọi hình thức thích hợp, ôn hòa bất bạo động nhưng bền bỉ và dũng cảm, mới có thể thay đổi được cục diện chính trị tồi tệ, phản tiến bộ và phi dân tộc hiện nay ở nước ta. Chỉ có áp lực quyết liệt và triệt để từ thành phần đảng viên tại chức và từ quần chúng mới buộc được thành phần bảo thủ, độc đoán trong đảng cầm quyền trả lại cho nhân dân quyền làm chủ vận mệnh đất nước.
Họp Mặt Dân Chủ (HMDC), từ năm 2002 đến nay, tập họp từ Úc châu, Đông-Tây Âu, đến Canada, nhiều tiểu bang Hoa Kỳ, và từ trong nước, những người Việt dân chủ, hoạt động trong nhiều lãnh vực và tổ chức đa dạng, nhằm cùng mục đích thay thế chế độ độc tài đảng trị bằng chế độ dân chủ pháp trị tại Việt Nam. Chúng tôi nguyện sát cánh cùng mọi người Việt yêu nước thuộc mọi khuynh hướng và tổ chức khác nhau trong và ngoài nước, kiên quyết đấu tranh bền bỉ vì một nước Việt Nam mới, thực sự tiến bộ, dân chủ, tự do và có nhân phẩm cho mọi người Việt.
Việt Nam Hải Ngoại
Ngày 20.1.2011
Ban Phối Hợp/HMDC
TUYÊN BỐ
Nhân Đại Hội XI Đảng CSVN
Đại hội XI của đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) vừa kết thúc. Như dự liệu của giới quan sát, đại hội này đã không đem lại thay đổi gì đáng kể về đường lối và ban lãnh đạo của đảng Cộng Sản. Nhân dịp này Họp Mặt Dân Chủ xin đưa ra những nhận định sau đây:
1. Đảng CSVN tiếp tục đặt quyền lợi của một đảng trên tự do hạnh phúc của toàn dân và trên tiền đồ phát triển của các thế hệ Việt mai sau. Đảng CSVN tiếp tục đi ngược lại xu thế tiến bộ của nhân loại, phản lại nguyện vọng của toàn dân, xa rời thực tế của đất nước và khu vực Đông Nam Á. Đại hội XI hoàn toàn không quan tâm đến thực trạng phát triển không bền vững của đất nước, tình trạng suy thoái tinh thần và văn hóa của xã hội, các vấn đề an sinh xã hội của người dân, và nhất là đối với hiểm họa bành trướng từ Trung Hoa. Để bảo đảm quyền lợi của nhân dân cùng với sự tồn vong và phát triển của dân tộc, nhân dân phải có quyền hoạt động tự do, độc lập với đảng cầm quyền, và nhiệm vụ cao cả của quân đội và công an là phải bảo vệ tổ quốc và nhân dân chứ không phải bảo vệ đảng cầm quyền.
2. Trong nhiều năm qua, nhất là trong thời gian trước đại hội, những người Việt có lòng với đất nước, thuộc mọi thành phần dân chúng, từ lao động đến trí thức, và cả nhiều đảng viên cộng sản lão thành, tất cả đều lên tiếng đòi hỏi thay đổi chính trị để bảo đảm được tự do, công lý cho toàn dân, tạo đoàn kết dân tộc nhằm bảo vệ được toàn vẹn lãnh thổ từ đất liền đến hải đảo. Nhưng đảng CSVN đã quay lưng truớc những lời kêu gọi đầy tâm huyết đó. Đất nước không thể thực sự độc lập, xã hội không thể phát triển bền vững, ổn định và công bằng nếu không có dân chủ, tự do và nhân quyền.
3. Chúng tôi cho rằng kêu gọi và đòi hỏi không đủ, chỉ có kiên quyết đấu tranh bằng mọi hình thức thích hợp, ôn hòa bất bạo động nhưng bền bỉ và dũng cảm, mới có thể thay đổi được cục diện chính trị tồi tệ, phản tiến bộ và phi dân tộc hiện nay ở nước ta. Chỉ có áp lực quyết liệt và triệt để từ thành phần đảng viên tại chức và từ quần chúng mới buộc được thành phần bảo thủ, độc đoán trong đảng cầm quyền trả lại cho nhân dân quyền làm chủ vận mệnh đất nước.
Họp Mặt Dân Chủ (HMDC), từ năm 2002 đến nay, tập họp từ Úc châu, Đông-Tây Âu, đến Canada, nhiều tiểu bang Hoa Kỳ, và từ trong nước, những người Việt dân chủ, hoạt động trong nhiều lãnh vực và tổ chức đa dạng, nhằm cùng mục đích thay thế chế độ độc tài đảng trị bằng chế độ dân chủ pháp trị tại Việt Nam. Chúng tôi nguyện sát cánh cùng mọi người Việt yêu nước thuộc mọi khuynh hướng và tổ chức khác nhau trong và ngoài nước, kiên quyết đấu tranh bền bỉ vì một nước Việt Nam mới, thực sự tiến bộ, dân chủ, tự do và có nhân phẩm cho mọi người Việt.
Việt Nam Hải Ngoại
Ngày 20.1.2011
Ban Phối Hợp/HMDC
Monday, January 10, 2011
Linh mục Nguyễn Văn Lý tìm cháu mất tích
Bản tin ngày 10-01-2011
Sáng nay, 10-01-2010, dùng điểm tâm xong, Lm Nguyễn Văn Lý đã đi ra khỏi cổng Nhà Chung (69, Phan Đình Phùng, Huế), trong một trang phục đặc biệt (xin xem hình ở attachment) để tìm người cháu bị mất tích từ chiều tối qua đến giờ. Đây là 1 trong 2 chị em ruột có tên là Nguyễn Thị Lệ Uyên, ở Cam Ranh, đi hành hương La Vang và ghé vào Nhà Chung Huế thăm Lm Lý, bác họ của cô.
Chiều tối hôm qua, người cháu này, mặc áo trắng, đi ra ngoài và không thấy trở về. Chúng ta được biết là lúc này tại Huế, Công an nghi ngờ ai mặc áo trắng là có ý định biểu tình và sẽ bắt giữ. Theo lệnh của chúng, hiệu trưởng các trường đại học tại Huế đã cấm tất cả các giảng viên, sinh viên không được mặc áo trắng quần trắng đi dạy, đi học và đi thi kể từ 09-01-2011.
Hiện nay dù trời mưa lạnh ướt, Lm Lý vẫn cương quyết ngồi cạnh bờ sông Bến Ngự, bên đường Phan Đình Phùng, để chờ tin người cháu. Linh mục chỉ đồng ý trở vào sau khi nhận tin cháu được bình an. Thiên hạ bu lại xem rất đông (vì gần đó có chợ Bến Ngự). Bị CA cản trở bày tỏ thái độ và thuyết phục trở vào trong Nhà Chung, nhưng Linh mục vẫn không chấp nhận.
Chúng tôi xin gởi 3 tấm hình kèm theo.
Nhóm Phóng viên FNA Khối 8406 tường trình từ Huế lúc 14g ngày 10-01-2011
Sáng nay, 10-01-2010, dùng điểm tâm xong, Lm Nguyễn Văn Lý đã đi ra khỏi cổng Nhà Chung (69, Phan Đình Phùng, Huế), trong một trang phục đặc biệt (xin xem hình ở attachment) để tìm người cháu bị mất tích từ chiều tối qua đến giờ. Đây là 1 trong 2 chị em ruột có tên là Nguyễn Thị Lệ Uyên, ở Cam Ranh, đi hành hương La Vang và ghé vào Nhà Chung Huế thăm Lm Lý, bác họ của cô.
Chiều tối hôm qua, người cháu này, mặc áo trắng, đi ra ngoài và không thấy trở về. Chúng ta được biết là lúc này tại Huế, Công an nghi ngờ ai mặc áo trắng là có ý định biểu tình và sẽ bắt giữ. Theo lệnh của chúng, hiệu trưởng các trường đại học tại Huế đã cấm tất cả các giảng viên, sinh viên không được mặc áo trắng quần trắng đi dạy, đi học và đi thi kể từ 09-01-2011.
Hiện nay dù trời mưa lạnh ướt, Lm Lý vẫn cương quyết ngồi cạnh bờ sông Bến Ngự, bên đường Phan Đình Phùng, để chờ tin người cháu. Linh mục chỉ đồng ý trở vào sau khi nhận tin cháu được bình an. Thiên hạ bu lại xem rất đông (vì gần đó có chợ Bến Ngự). Bị CA cản trở bày tỏ thái độ và thuyết phục trở vào trong Nhà Chung, nhưng Linh mục vẫn không chấp nhận.
Chúng tôi xin gởi 3 tấm hình kèm theo.
Nhóm Phóng viên FNA Khối 8406 tường trình từ Huế lúc 14g ngày 10-01-2011
Sunday, January 9, 2011
Cẩm Nang Yêu Nước Tự Phát xuất hiện tại Sài Gòn và Miền Tây
Tin Việt Nam (đầu tháng 1-2011): Cẩm Nang Yêu Nước với sáu bước tự phát đã bắt đầu xuất hiện tại Sài Gòn và một số thành phố miền Tây Nam phần trong mấy ngày vừa qua. Người ta ghi nhận Cẩm nang được in lớn gắn trên tường, trên những gốc cây. Cẩm Nang khổ nhỏ được để nhiều bản cạnh những điện thoại công cộng và những nơi công chúng lui tới nhiều để những ai quan tâm có thể lấy một hay nhiều bản. Nội dung và cách trình bầy, ấn loát của Cẩm Nang đều giống nhau ở mọi nơi xuất hiện. Điều này chứng tỏ Cẩm nang được soạn thảo và phổ biến do cùng một tổ chức ở trong nước.
(xin xem những hình tiêu biểu khác trong phần đính kèm)
Theo một nguồn tin đáng tin cậy, Cẩm Nang này sẽ được phổ biến trên khắp lãnh thổ Việt Nam, từ Nam ra Bắc, từ thành thị đến nông thôn. Dĩ nhiên công an sẽ tìm mọi cách hủy, xé và rình bắt những người phổ biến, nhưng không vì thế mà việc phổ biến Cẩm Nang sẽ bị ngừng trệ. Việc phổ biến Cẩm nang in chỉ ngừng khi tổ chức chủ xướng Cẩm Nang nghĩ rằng nhiều thành phần dân chúng đã thuộc lòng những lời kêu gọi ngắn và giản dị này.
Nội dung Cẩm Nang là lời kêu gọi từng người dân Việt Nam tự ý thực hiện một số hành động giản dị, cụ thể để góp phần vào việc thay thế chế độ độc tài cộng sản phi nhân, chà đạp nhân quyền bằng chế độ dân chủ, nhân bản, coi trọng nhân quyền để cứu nguy Tổ Quốc.
Để dễ nhớ, Cẩm Nang chỉ gồm 6 điều, mỗi điều bắt đầu bằng một mẫu tự A, B, C, D, Đ và E, dễ dàng học thuộc lòng để có thể truyền miệng cho người khác. Làm vậy cũng tránh rủi ro bị an ninh cộng sản khám phá và truy tố với bằng cớ.
Sau đây là nguyên văn nội dung Cẩm Nang:
Cẩm Nang Yêu Nước
Sáu bước tự phát
A, B, C, D, Đ, E
Tổ Quốc Lâm Nguy
Kêu gọi Toàn Thể Công Dân Việt Tộc
Nối bước Tiền Nhân Cứu Nước
Một là: Âm thầm theo dõi tin tức Chống Ngoại Xâm
và tâm tư Đồng Bào xung quanh
Hai là: Bám sát những người chọn lọc để
- rỉ tai Lòng Yêu Nước, và
- tuyên truyền Cẩm Nang này
Ba là: Cấu tạo nhóm 3 người tự phát sáng tạo
Các hành động yêu nước
Bốn là: Dũng cảm viết khắp nơi 2 khẩu hiệu sau đây:
1/ Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam
2/ Chống giặc Tầu
Năm là: Đặt Liên Lạc với các Nhóm Yêu Nước trong và ngoài Đảng
Sáu là: Ém người vào mọi nơi chuẩn bị
Mùa Hội Lớn TOÀN DÂN CỨU NƯỚC
Ủy Ban Phối Hợp kêu gọi đồng bào trong ngoài nước phổ biến rộng rãi nội dung Cẩm Nang này để mọi người, mọi nhóm, mọi đòan thể trong nứơccùng biết và cùng thực hiện 6 bớc trong Cẩm nang này.
ỦY BAN PHỐI HỢP HÀNH ĐỘNG VÌ DÂN CHỦ
(xin xem những hình tiêu biểu khác trong phần đính kèm)
Theo một nguồn tin đáng tin cậy, Cẩm Nang này sẽ được phổ biến trên khắp lãnh thổ Việt Nam, từ Nam ra Bắc, từ thành thị đến nông thôn. Dĩ nhiên công an sẽ tìm mọi cách hủy, xé và rình bắt những người phổ biến, nhưng không vì thế mà việc phổ biến Cẩm Nang sẽ bị ngừng trệ. Việc phổ biến Cẩm nang in chỉ ngừng khi tổ chức chủ xướng Cẩm Nang nghĩ rằng nhiều thành phần dân chúng đã thuộc lòng những lời kêu gọi ngắn và giản dị này.
Nội dung Cẩm Nang là lời kêu gọi từng người dân Việt Nam tự ý thực hiện một số hành động giản dị, cụ thể để góp phần vào việc thay thế chế độ độc tài cộng sản phi nhân, chà đạp nhân quyền bằng chế độ dân chủ, nhân bản, coi trọng nhân quyền để cứu nguy Tổ Quốc.
Để dễ nhớ, Cẩm Nang chỉ gồm 6 điều, mỗi điều bắt đầu bằng một mẫu tự A, B, C, D, Đ và E, dễ dàng học thuộc lòng để có thể truyền miệng cho người khác. Làm vậy cũng tránh rủi ro bị an ninh cộng sản khám phá và truy tố với bằng cớ.
Sau đây là nguyên văn nội dung Cẩm Nang:
Cẩm Nang Yêu Nước
Sáu bước tự phát
A, B, C, D, Đ, E
Tổ Quốc Lâm Nguy
Kêu gọi Toàn Thể Công Dân Việt Tộc
Nối bước Tiền Nhân Cứu Nước
Một là: Âm thầm theo dõi tin tức Chống Ngoại Xâm
và tâm tư Đồng Bào xung quanh
Hai là: Bám sát những người chọn lọc để
- rỉ tai Lòng Yêu Nước, và
- tuyên truyền Cẩm Nang này
Ba là: Cấu tạo nhóm 3 người tự phát sáng tạo
Các hành động yêu nước
Bốn là: Dũng cảm viết khắp nơi 2 khẩu hiệu sau đây:
1/ Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam
2/ Chống giặc Tầu
Năm là: Đặt Liên Lạc với các Nhóm Yêu Nước trong và ngoài Đảng
Sáu là: Ém người vào mọi nơi chuẩn bị
Mùa Hội Lớn TOÀN DÂN CỨU NƯỚC
Ủy Ban Phối Hợp kêu gọi đồng bào trong ngoài nước phổ biến rộng rãi nội dung Cẩm Nang này để mọi người, mọi nhóm, mọi đòan thể trong nứơccùng biết và cùng thực hiện 6 bớc trong Cẩm nang này.
ỦY BAN PHỐI HỢP HÀNH ĐỘNG VÌ DÂN CHỦ
Subscribe to:
Posts (Atom)